Đèn led
Đèn LED được coi là một thế hệ công nghệ chiếu sáng mới. So với bóng đèn CFL và bóng đèn dây tóc, đèn LED có hiệu quả hơn lần lượt gấp 4 lần và 15 lần. Hiện nay có rất nhiều loại đèn LED trên thị trường. Mỗi loại đèn đều mang chức năng và đáp ứng cho từng nhu cầu sử dụng riêng. Hãy cùng Điện máy Htech tìm hiểu về dòng bóng đèn này nhé.
1. Đèn LED là gì?
Đèn LED là đèn điện được sử dụng trong các thiết bị chiếu sáng, tạo ra ánh sáng bằng cách sử dụng một hoặc nhiều diode phát quang (LED). Đèn LED có tuổi thọ cao hơn nhiều lần so với đèn sợi đốt tương đương và hiệu quả hơn hầu hết các loại đèn huỳnh quang.
Chip led được gắn lại với nhau nhằm nâng cao khả năng phát ánh sáng. Ba loại tổ hợp phổ biến hiện này là : DIP, SMD và COB. Trong ứng dụng làm thiết bị chiếu sáng, các chip LED được lắp ráp với nhau thành một nguồn phát ánh sáng nằm bên trong các sản phẩm có hình dạng như: bóng tròn, tuýp dài, hình nến, hình cầu, hình trụ... được gọi là đèn led.
2. Tính năng và đặc điểm của đèn led
2.1 Tiết Kiệm Năng Lượng
Đèn LED hiện nay vẫn là cách hiệu quả nhất trong việc phát sáng và chiếu sáng. Với năng lượng hiệu quả sử dụng được ước tính là 80-90% khi so sánh với đèn thông thường. Tuổi thọ lâu dài của nó cũng đóng góp một phần quan trọng vào việc tiệt kiệm năng lượng tiêu thụ. Đặc biệt cho những dự án cơ sở hạ tầng đô thị lớn như: thành phố, ga tàu lửa và sân bay.
2.2 Tuổi Thọ Cao
Tuổi thọ dài chính là lợi ích số một của chúng. Bóng đèn LED có một tuổi thọ vô cùng tuyệt vời, hơn hẳn các loại bóng đèn thông thường khác. Tuổi thọ trung bình là khoảng 50.000 giờ, một số cùng loại có tuổi thọ lên tới 100.000 giờ tương đương 11 năm nếu đèn hoạt động liên tục 24/24!
2.3 Thân thiện môi trường
Đèn LED hoàn toàn không chứa hóa chất độc hại. Hầu hết các loại đèn huỳnh quang đều chứa rất nhiều chất có hại đối với môi trường và sức khỏe của con người. Nếu như chẳng may làm vỡ bóng đèn. Không chứa chất độc hại và có thể 100% tái chế lại. Đó là một bước đi lớn tiến về một tương lai xanh và an toàn đối với môi trường.
2.4 Khả Năng Điều Chỉnh Nhiệt Độ Màu
Đèn có 4 loại màu ánh sáng cơ bản:
- Ánh sáng ấm-vàng với nhiệt màu 2700K-3500K.
- Ánh sáng trung tính với nhiệt màu 3700K-4500K.
- Ánh sáng trắng với nhiệt màu 5000K-6700K.
- Ánh sáng đổi màu đa sắc (xanh dương, xanh lá, đỏ, tím, vàng…) với nhiệt màu 1000k -10.000k.
2.5 Khả năng chịu được va đập
Đèn LED được thiết kế với những thành phần mạnh mẽ mà nó rất chắc chắn, bền bỉ có thể chịu được ở trong những môi trường khắc nghiệt. Được thiết kế có thể chịu được va đập, rung và va chạm bên ngoài. Những hệ thống đèn LED ngoài đường có thể chịu được những tình trạng khắc nghiệt của thời tiết, gió, mưa…
2.6 Không Phát Ra Tia UV và IR
Đèn LED chiếu sáng không phát ra tia tử ngoại (UV) và hồng ngoại (IR). Do đó rất hoàn toàn phù hợp cho hàng hóa và vật liệu nhạy cảm với sức nóng. Chiếu sáng cho những vật nhạy cảm với tia cực tím như: viện bảo tàng, triển lãm tranh, và khu khảo cổ học,…
2.7 Hoạt động trong nhiệt độ cực kỳ lạnh và nóng
Đèn LED là loại đèn lý tưởng để hoạt động dưới nhiệt độ nóng và lạnh ngoài trời. Đối với loại khác, nhiệt độ thấp có thể ảnh hưởng đến hiệu quả chiếu sáng của đèn và gặp nhiều rắc rối. Chúng vẫn có thể hoạt động trong thời tiết mùa đông hoặc phòng đông
2.8 Sự phân tán ánh sáng
Đèn LED được thiết kế chiếu ánh sáng một cách tập trung vào một vị trí nào đó mà không cần phải dùng thêm thiết bị hỗ trợ nào. Đèn LED tạo ra ánh sáng đồng đều và không có hiện tượng nhấp nháy. Đạt được hiểu quả chiếu sáng cao hơn đèn bình thường.
2.9 Khởi Động Ngay Lập Tức
Đèn LED chiếu sáng ngay lập tức khi bật. Ưu điểm đó giúp ích nhiều vào mục đích sử dụng cho những dự án như đèn giao thông, đèn tín hiệu. Hơn thế nữa, chúng có thể bật và tắt một cách thường xuyên mà không ảnh hưởng gì đến tuổi thọ và khả năng chiếu sáng.
3. Các loại LED phổ biến trên thị trường hiện nay
3.1 Đèn dây LED
Đèn dây LED là loại đèn có công suất lớn được gắn trên bảng mạch linh hoạt tạo thành một sợi dây dài dùng để trang trí nhà cửa, nội thất hay cảnh quan thiên nhiên. Mạch điện trên đèn LED dây mềm, có thể uốn theo nhiều kiểu hình dạng cong, thẳng khác nhau. Dây LED có mật độ mắt LED càng dày, to thì càng sáng. Do vậy sẽ có nhiều loại dây LED khác nhau cho bạn lựa chọn.
3.2 Đèn LED âm trần
Đèn LED âm trần hay còn gọi là đèn LED downlight là loại đèn LED thường được lắp âm vào trần nhà thạch cao, gỗ hoặc xốp. Loại đèn này thường được sử dụng chủ yếu tại các văn phòng, tòa nhà cao ốc. Với thiết kế gắn trần cùng khả năng tăng giảm độ sáng, đèn âm trần vừa là sản phẩm cung cấp ánh sáng vừa để trang trí không gian trong phòng thêm sang trọng và ấm cúng.
3.3 Đèn LED rọi ray
Đèn LED rọi ray hay còn gọi là đèn LED thanh ray là loại bóng đèn có phần chân cứng kết nối với một thanh kim loại có tên gọi là thanh ray. Nhờ cấu tạo đặc biệt có thể điều chỉnh hướng sáng cũng như dễ dàng di chuyển dọc thanh ray. Đèn LED rọi ray thường được dùng tại các showroom, hội trường, dùng để chiếu điểm cho các sản phẩm trưng bày để tạo điểm nhấn giúp thu hút mọi ánh nhìn.
3.4 Đèn Tuýp LED
Đèn tuýp LED là đèn được thiết kế hình dạng dựa trên đèn huỳnh quang với dạng ống tuýp được làm bằng nhựa hay mica mỏng. Bên trong bóng đèn LED tuýp là các mắt chip được dán liên kết lại với nhau trên một bảng mạch bằng chất liệu nhôm. Đèn tuýp led đang dần thay thế đèn tuýp huỳnh quang, bởi nó dễ lắp đặt và không tỏa nhiều nhiệt
3.5 Đèn Bulb LED
Đèn LED Bulb là thiết bị chiếu sáng mang công nghệ LED tiên tiến, nhờ sự chuyển dịch của các chất bán dẫn trong chip LED khi có dòng điện đi qua mà đèn có thể phát sáng. Đây là bóng đèn LED dân dụng thường được sử dụng tại các hộ gia đình để chiếu sáng trong nhà. Sự khác biệt về cấu tạo và nguyên lý này khiến cho hiệu quả chiếu sáng vượt trội, an toàn, tiết kiệm điện cùng với sự sáng tạo độc đáo trong thiết kế nên đèn không chỉ để chiếu sáng mà còn phù hợp để trang trí.
3.6 Đèn LED panel
Đèn LED Panel là loại đèn dạng tấm, thường được lắp đặt âm hoặc nổi trên tường. Đèn được lắp đặt chủ yếu trong nhà, chúng có cấu tạo từ nhôm hợp kim với thiết kế đơn giản phát ra ánh sáng đẹp mắt rất phù hợp với các không gian phòng học, khu văn phòng.
3.7 Đèn pha LED
Đèn pha LED là loại đèn pha sử dụng chip LED dạng COB công suất cao phát ra ánh sáng với cường độ cao đồng thời tiết kiệm điện năng. Đèn pha LED có ánh sáng góc rộng. Nó thường được sử dụng cho các công trình ngoài trời, khu vui chơi, sân vận động vì được thiết kế cấu tạo đặc biệt với cấp độ bảo vệ có thể chống chịu được các tác động thời tiết như: chống chịu bụi, nước,... rất tốt. Ngoài ra vỏ đèn cũng được thiết kế chống chịu tốt các tác động va chạm bên ngoài.
4. Ưu điểm và nhược điểm của đèn led
4.1 Ưu điểm của đèn LED
- Tiết Kiệm Năng Lượng: Đèn LED tiêu thụ ít năng lượng hơn so với các nguồn ánh sáng truyền thống như đèn huỳnh quang hay đèn halogen, giúp giảm chi phí điện năng.
- Tuổi Thọ Cao: Đèn LED có tuổi thọ lâu, thường có thể sáng sủa lên đến vài chục nghìn giờ, giảm chi phí thay thế và bảo trì.
- Khả Năng Điều Chỉnh Cường Độ Ánh Sáng: Một số đèn LED có thể điều chỉnh cường độ ánh sáng mà không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ hoạt động của chúng.
- Khả Năng Điều Chỉnh Nhiệt Độ Màu: Đèn LED có khả năng điều chỉnh nhiệt độ màu, tạo ra các tông màu khác nhau từ ấm đến lạnh, phù hợp với mong muốn của người sử dụng.
- Không Phát Ra Tia UV và IR: Đèn LED không phát ra tia UV (tia tử ngoại) và IR (tia hồng ngoại), giảm tác động đến vật liệu và môi trường xung quanh.
- Thời Gian Khởi Động Ngay Lập Tức: Đèn LED khởi động ngay lập tức mà không cần thời gian làm nóng như các loại đèn truyền thống.
- Khả Năng Điều Khiển Thông Minh: Có thể tích hợp với công nghệ thông minh để điều khiển từ xa, tùy chỉnh và tự động hóa ánh sáng.
- Không Chứa Chất Độc Hại: Đèn LED không chứa chất độc hại như thủy ngân, làm giảm rủi ro về môi trường và sức khỏe con người.
4.2 Nhược điểm của đèn LED
- Giá Cả Ban Đầu Cao: Đèn LED thường có chi phí mua ban đầu cao hơn so với các loại đèn truyền thống, tuy nhiên, chi phí này có thể được bù đắp bằng sự tiết kiệm năng lượng và tuổi thọ dài hạn.
- Nhạy Cảm Với Nhiệt Độ: Hiệu suất của đèn LED có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ cao, có thể giảm hiệu suất và tuổi thọ của đèn.
- Chấm Sáng Không Đều: Một số đèn LED có thể tạo ra hiệu ứng chấm sáng không đều, đặc biệt khi sử dụng trong đèn chiếu điểm.
- Chứa Một Số Kim Loại Nặng: Một số đèn LED có chứa một số kim loại nặng, như nhôm và thủy ngân, tuy nhiên, có nhiều nỗ lực để phát triển đèn LED không chứa thủy ngân.
- Khả Năng Mất Đi Sáng Đều Dần: Đèn LED có thể mất đi sáng đều dần theo thời gian, đặc biệt là khi đèn đạt đến cuối tuổi thọ.
- Giảm Chất Lượng Màu Trong Một Số Trường Hợp: Một số mô hình đèn LED có thể gặp vấn đề về giảm chất lượng màu, đặc biệt là trong dải màu cực thấp.
5. Có nên mua đèn LED không?
Từ những thông tin trên chúng ta thấy đèn LED mang lại nhiều ưu điểm về tiết kiệm năng lượng và hiệu suất, nhưng cũng mang nhiều nhược điểm nên quyết định có nên mua hay không còn phụ thuộc vào nhu cầu và ngân sách cá nhân của bạn.
Trên đây là toàn bộ những thông tích cần thiết để giúp bạn có thể hiểu về đèn LED . Hãy truy cập ngay vào trang web của dienmayhtech.com để chọn cho mình 1 chiếc bóng đèn LED chính hãng, chất lượng với mức giá ưu đãi nhất.