Điện máy HTech
Cửa hàngGiỏ hàng
image-1
image-2
image-3

Chọn theo tiêu chí

Sắp xếp theo

Không có sản phẩm

Tủ lạnh cũ

Tủ lạnh cũ là lựa chọn tiết kiệm chi phí cho những ai muốn sở hữu một thiết bị làm lạnh mà không phải đầu tư quá nhiều. Dù đã qua sử dụng, tủ lạnh cũ vẫn có thể đảm bảo khả năng làm lạnh tốt nếu được bảo quản và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi mua. Ngoài ra, với mức giá thấp hơn đáng kể so với tủ mới, đây là giải pháp hợp lý cho những gia đình hoặc cá nhân có ngân sách hạn chế. Vậy trong trường hợp đó, liệu người dùng có nên mua tủ lạnh cũ không? Cùng Điện máy Htech trả lời câu hỏi này qua bài viết sau nhé!

1. Tủ lạnh cũ có tốt không?

1.1 Ưu điểm khi mua tủ lạnh cũ

  1. Đối với những gia đình mà kinh tế không quá dư dả hoặc những bạn đang ở trọ, chưa có khả năng sắm đồ gia dụng đắt tiền thì việc chọn một chiếc tủ lạnh cũ giá rẻ được xem là một giải pháp cực kì tuyệt vời.
Ưu nhược điểm của tủ lạnh cũ 

Thông thường, những sản phẩm này sẽ giảm giá còn một nửa so với các loại mới. Với những thương hiệu lớn thì mức giá giảm sẽ rơi vào khoảng 1/3 hoặc 1/4 tùy vào thời gian và dung tích của tủ lạnh.

1.2 Nhược điểm của tủ lạnh cũ

  1. - Công nghệ lỗi thời, tiêu tốn năng lượng
    Tủ lạnh cũ thường không được tích hợp các công nghệ hiện đại như công nghệ cấp đông mềm, giữ lại vitamin trong thực phẩm, khử mùi và diệt khuẩn,…Do đó, người dùng sẽ rất khó khăn khi muốn có những chức năng này trong sản phẩm cũ. Hơn thế nữa, tủ lạnh là đồ được sử dụng 24/24 sau thời gian sử dụng liên tục,máy móc đã hao mòn, động cơ đã yếu đi vài phần. Vì thế, các tủ lạnh cũ sẽ cần tiêu tốn điện năng hơn để tăng cường khả năng làm lạnh.
Công nghệ lỗi thời, tiêu tốn năng lượng

Tuy nhiên, không phải tất cả tủ lạnh cũ đều sử dụng công nghệ lỗi thời. Có những chiếc tủ lạnh cũ  nhưng thuộc dòng tủ thế hệ mới, công nghệ hiện đại, chỉ mới được các gia đình sử dụng 1 – 2 năm đã bị thay thế để “lên đời” dù vẫn còn khá tốt.

- Tỉ lệ trục trặc, lỗi hỏng cao
Các dòng tủ lạnh cũ thường được thợ mua về, tân trang lại bề ngoài nên nhìn rất mới và đẹp, tuy nhiên bên trong máy móc đã cũ và dần xuống cấp nên rất dễ gặp phải những chiếc tủ vừa mới mua về được 1,2 ngày đã gặp trục trặc. Vì thế, tủ lạnh cũ rất dễ gặp trục trặc và vấn đề làm ảnh hưởng đến nhu cầu cầu sử dụng, tốn nhiều thời gian, chi phí sửa chữa.

Tỉ lệ trục trặc, lỗi hỏng cao

- Vấn đề vệ sinh không được đảm bảo
Bạn có thể sẽ không biết được chủ cũ của chiếc tủ bạn mua đã đựng và sử dụng những gì trong đó và có giữ vệ sinh tốt hay là không. Nếu người dùng trước đó không bảo dưỡng tủ định kỳ, khả năng cao tủ sẽ xuất hiện nhiều khe hở, lỗ thoát khí, dễ bị vi khuẩn và nấm mốc bám vào rất khó khăn trong quá trình vệ sinh lại.

Vấn đề vệ sinh không được đảm bảo

2. Có nên mua tủ lạnh cũ hay không?

Nếu bạn có điều kiện kinh tế hạn chế và muốn sắm cho mình chiếc tủ lạnh để quản thức ăn tốt hơn, không yêu cầu cao về công nghệ thì bạn có thể cân nhắc lựa chọn tủ lạnh cũ. Để lựa chọn được một chiếc tủ lạnh ưng ý thì bạn cần chú ý đến một vài đặc điểm như chỗ mua uy tín, kiểm tra kĩ thông tin máy móc, giá cả phải chăng,... trước khi quyết định mua nhé!

 Có nên mua tủ lạnh cũ hay không?

Ngược lại, nếu bạn có điều kiện kinh tế khá giả, muốn sở hữu sản phẩm tốt hơn và yêu cầu các công nghệ hiện đại như tiết kiệm điện, kháng khuẩn, ngăn đông mềm,... thì chắc chắn bạn nên ưu tiên chọn tủ lạnh mới.

3. Các lưu ý khi mua tủ lạnh cũ

3.1 Kiểm tra thông tin tủ lạnh

Việc đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra thông tin của tủ lạnh xem máy thuộc model nào để tránh chọn những dòng tủ quá cũ. Những tủ có tuổi thọ trên 10 năm sẽ có năng suất hoạt động không tốt và tốn nhiều điện năng, bạn không nên lựa chọn những chiếc tủ lạnh như thế này.

Kiểm tra thông tin tủ lạnh

Bạn nên chọn tủ lạnh của những thương hiệu lớn, uy tín như: tủ lạnh panasonic 160l cũ, ... vì sản phẩm của họ đã được thị trường kiểm chứng về chất lượng cũng như độ bền.

3.2 Kiểm tra dây dẫn

Tủ lạnh thường được đặt ở góc bếp, vì vậy, sau một thời gian sử dụng có thể bị chuột cắn, cũ, hao mòn,… điều này ảnh hưởng không hề nhỏ đến khả năng bảo quản thức ăn của tủ lạnh, đồng thời gây hao phí điện năng trong quá trình tủ lạnh hoạt động.Hơn thế nữa , dây dẫn bị rách, đứt, gãy của tủ lạnh cũ đã qua sử dụng còn đem lại nguy cơ chập điện, hở điện cao, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Dây dẫn bị chuột cán

Vì những lý do trên, khi mua tủ lạnh cũ bạn nên kiểm tra kỹ dây dẫn để tránh những hư hỏng khi sử dụng về sau.

3.3 Kiểm tra vỏ bên ngoài tủ

Khi lựa chọn tủ lạnh đã qua sử dụng bạn cần kiểm tra xem tủ có bị móp méo hay biến dạng không vì tủ lạnh còn là phụ kiện trang trí khiến căn bếp của bạn thêm phần sang trọng. Chính vì vậy bạn nên chọn tủ lạnh cũ đã qua sử dụng có hình thức còn mới, sáng bóng và không bị xước.

Kiểm tra vỏ bên ngoài tủ

Không nên chọn tủ lạnh có vỏ ngoài nứt, vỡ vì điều này có thể dẫn đến tình trạng rò rỉ điện gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Để biết tủ lạnh có bị rò rỉ điện hay không bạn có thể dùng bút thử điện chạm trực tiếp vào bề mặt tủ kiểm tra. Nếu đèn bút sáng lên có nghĩa là tủ cách điện không tốt và bạn không nên chọn chiếc tủ lạnh đó.

3.4 Kiểm tra bên trong tủ

Sau khi kiểm tra bên ngoài tủ nếu không có vấn đề gì bạn tiếp tục kiểm tra bên trong tủ. Lớp vỏ bên trong tủ lạnh phải giữ được độ sáng, bóng, không bị nứt, bể hay trầy xước.Đồng thời, bạn cần kiểm tra xem các ngăn kéo, kệ đựng trong tủ có khớp với tủ khi kéo ra/vào. Bạn dùng tay ấn nhẹ vào khay để thử độ chịu lực của kệ. Với các kệ chia ngăn trong tủ bạn cần kiểm tra xem có vết nứt không. Nếu có bạn không nên chọn tủ lạnh này vì khi chứa thực phẩm nặng kệ có thể bị gãy.

Kiểm tra bên trong tủ

Đèn bên trong tủ lạnh cũng là bộ phận quan trọng, nó không chỉ có chức năng làm sáng khi mở tủ mà còn làm báo hiệu cho bộ phận cảm biến duy trì mức nhiệt phù hợp. Sau quá trình sử dụng bóng đèn này có thể không còn hoạt động tốt. Vì thế bạn cần quan sát kỹ khi đóng, mở tủ để đảm bảo bóng đèn vẫn hoạt động bình thường.

3.5 Kiểm tra lưới tản nhiệt

Kiểm tra lưới tản nhiệt

Kiểm tra kỹ lưới tản nhiệt phía sau xem có nhiều bụi bẩn không, nếu có tức là tủ lạnh đã hoạt động lâu và không được vệ sinh cẩn thận sẽ làm tủ lạnh tiêu hao nhiều điện năng hơn để làm lạnh. Vì thế, bạn nên chọn tủ có lưới tản nhiệt sạch sẽ một chút và trong quá trình sử dụng cũng nên vệ sinh thường xuyên.

3.6 Kiểm tra chảo đựng và dây nhợ

Bạn hãy kiểm tra chảo đựng nước thải được gắn phía sau lưới tản nhiệt nằm bên dưới tủ lạnh cũng như các cuộn dây được đặt sau lưng tủ để kịp thời phát hiện chiếc tủ lỗi.

Kiểm tra chảo đựng và dây nhợ

Nếu chảo đựng của tủ bị nhỏ giọt nước thì khi vận hành tủ sẽ phát sinh ra mùi hôi khó chịu, cuộn dây bị bám bẩn thì tủ sẽ không đạt được hiệu suất làm lạnh ổn định. Khi đó, bạn phải cân nhắc khi mua.

3.7 Dung tích và kích thước tủ

Dung tích tủ lạnh quá lớn có thể gây lãng phí tiền, chi phí điện hàng tháng. Trong khi đó, dung tích quá nhỏ lại gây bất tiện, không đáp ứng nhu cầu bảo quản đồ. Vì vậy, lựa chọn tủ lạnh có dung tích phù hợp là điều quan trọng để tối ưu diện tích, nhu cầu sử dụng và tiết kiệm chi phí.

Dung tích và kích thước tủ

Tủ lạnh phải được đặt cách tường hoặc các vật dụng khác tối thiểu là 10 cm, để máy nén tủ có thể hoạt động tốt nhất, không gây hao phí điện. Nếu gian bếp nhỏ hơn 20m2, thì bạn hãy chọn tủ lạnh mini hoặc tủ lạnh 2 cánh với kích thước trung bình. Còn dòng tủ lạnh Side by side hay tủ nhiều cửa phù hợp với những gian bếp có diện tích lớn hơn.

    Zalo