Điện máy HTech
Cửa hàngGiỏ hàng
image-1
image-2
image-3

Chọn theo tiêu chí

Sắp xếp theo

Không có sản phẩm

Tủ đông cũ

Tủ đông cũ là lựa chọn tiết kiệm cho những ai muốn bảo quản thực phẩm hiệu quả với chi phí thấp hơn so với tủ đông mới. Mặc dù đã qua sử dụng, tủ đông cũ vẫn cung cấp khả năng làm lạnh mạnh mẽ, giúp bảo quản thịt, cá, và thực phẩm đông lạnh khác trong thời gian dài. Tuy nhiên, khi mua tủ đông cũ, người dùng cần kiểm tra kỹ lưỡng về tình trạng máy nén, khả năng làm lạnh và mức tiêu thụ điện để đảm bảo sản phẩm vẫn hoạt động tốt. Vậy hãy cùng Điện máy Htech tìm hiểu rõ hơn về dòng tủ đông này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Ưu điểm và nhược điểm của tủ đông cũ

1.1 Ưu điểm của tủ đông cũ

- Giá thành thấp hơn: Một trong những lợi ích chính của việc mua tủ đông cũ là giá thành thường rẻ hơn so với tủ mới. Điều này giúp người mua tiết kiệm được chi phí.
- Tiết kiệm tài nguyên: Bằng cách mua tủ đông cũ, bạn thực sự đóng góp vào việc tái sử dụng và giảm lượng rác thải điện tử, giúp bảo vệ môi trường.
- Đa dạng lựa chọn: Trên thị trường có nhiều tủ đông cũ với nhiều kiểu dáng và chức năng khác nhau, giúp bạn chọn lựa theo nhu cầu và mong muốn cụ thể của mình.

 Ưu điểm của tủ đông cũ

1.2 Nhược điểm của tủ đông cũ

- Rủi ro về chất lượng: Tủ đông cũ có thể có các vấn đề về chất lượng, đặc biệt nếu người bán không cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng của sản phẩm. Người mua cần kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tủ đông hoạt động đúng cách.
- Tuổi thọ giảm: So với tủ đông mới, tủ đông cũ có khả năng có tuổi thọ giảm do đã trải qua sử dụng. Điều này có thể dẫn đến việc cần bảo trì hoặc sửa chữa sớm hơn.
- Hiệu suất năng lượng có thể giảm: Tủ đông cũ có thể không hiệu quả năng lượng bằng các mô hình mới hơn, dẫn đến chi phí vận hành cao hơn trong thời gian dài.
- Không có bảo hành hoặc hỗ trợ kỹ thuật: Mua tủ đông cũ thường không đi kèm với bảo hành hoặc hỗ trợ kỹ thuật như khi mua tủ mới, điều này có thể là một rủi ro khi có vấn đề kỹ thuật xuất hiện.

2. Có nên mua tủ lạnh cũ hay không?

Tủ đông đã qua sử dụng được rao bán trên thị trường đều chỉ có một ưu điểm lớn nhất là giá thành thấp hơn nhiều so với tủ đông mới. Nhưng đi kèm với đó bạn có thể sẽ gặp phải những nguy cơ tiềm ẩn như vè chất lượng tủ đông. Tủ đông đã qua sử dụng chắc chắn sẽ không thể bằng được tủ mới nhưng đừng vội tin những quảng cáo như ” hàng 90% chất lượng tốt như mới” bởi vì không ai lại bán một thiết bị gần như mới nguyên với giá rẻ hơn rất nhiều như vậy được. Hơn nữa bạn rất dễ mua phải hàng giả hàng nhái, thậm chí kể cả khi vỏ tủ còn mới 99% nhưng những bộ phận và thiết bị bên trong đã bị thay thế.

Có nên mua tủ lạnh cũ hay không?

Do đó, nếu bạn muốn mua tủ đông đã qua sử dụng thì bạn sẽ phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với những nguy cơ hỏng hóc và lỗi kỹ thuật là rất cao như phát ra tiếng ồn khi chạy, làm lạnh châm, nhiệt độ làm lạnh không sâu, tủ bị bám tuyết. Thậm chí còn có thể gặp nguy cơ bị chập điện, rò rỉ gas… gây nguy hiểm khi sử dụng. Nếu may mắn bạn có thể mua được tủ đông thanh lý mới sử dụng không lâu vẫn còn hoạt động rất tốt. Tuy nhiên, khả năng này là rất nhỏ và khá là khó khi tìm nơi thanh lý tủ đông cũ. Thậm chí nếu tìm được thì chưa chắc bạn đã mua được vì sẽ có rất nhiều người ” tranh ” mua với bạn.

3. Các lưu ý khi mua tủ lạnh cũ

3.1 Xác định nhu cầu và ngân sách trước khi mua tủ

- Xét về giá cả, tủ đông cũ thường sẽ có giá thành rẻ hơn so với tủ đông mới, thậm chí có thể giảm 1 nửa so với giá gốc.

Xác định nhu cầu và ngân sách trước khi mua tủ

- Xét về chất lượng, một số tủ đông cũ thường vẫn có chất lượng tốt, hoạt động ổn định, bạn có thể sử dụng chúng trong thời gian dài, mà không cần sửa chữa, bảo trì. Từ đó, giúp tiết kiệm chi phí cho người dùng.

3.2 Kiểm tra bề mặt bên ngoài và bên trong của tủ 

Khi mua tủ, phải lưu ý là kiểm tra cả 2 mặt bên ngoài và bên trong của tủ.

Kiểm tra bề mặt bên ngoài và bên trong của tủ 

- Vỏ bề ngoài tủ: vỏ ngoài tủ cần phải phẳng, không bị móp méo gì, không bị hoen gỉ. Đặc biệt, lớp sơn của tủ vẫn còn giữ nguyên là tốt nhất. Bạn nên chú ý kỹ màu sơn của tủ, tránh mua phải tủ cũ được tân trang và làm mới.

- Vỏ bên trong tủ: vỏ trong tủ được Làm bằng kim loại hoặc bằng nhựa, vỏ bên trong cần phải còn phẳng, nhẵn, tuyệt đối không được móp méo, xung quanh vỏ không bị nứt hay hở ra.

3.3 Kiểm tra độ kín của tủ đông

Khi mua tủ đông về bạn nên kiểm tra điểm tiếp giáp giữa cửa tủ và tủ xem có bị móp méo, vênh hở không vì nếu tủ đông bị hở sẽ làm tiêu tốn điện năng và tủ sẽ bị đóng tuyết nhiều.

 Kiểm tra độ kín của tủ đông

Ngoài ra, cũng nên kiêm tra kỹ chỗ bản lề cửa tủ có bị hoen ghỉ không, việc đóng cửa mở tủ có phát ra tiếng kêu hay khó khăn gì không. Nhiều tủ đông cũ sử dụng lâu rồi thì bản lề cửa tủ bung ra hoặc bị hoen ghỉ khiến tủ rất lỏng lẻo.

3.4 Kiểm tra hoạt động của máy nén

Máy nén rất quan trọng, chiếm một nửa giá trị của tủ nên bạn hãy kiểm tra kỹ, ưu tiên chọn máy có máy nén còn mới và hoạt động ổn định. Khi kiểm tra máy nén ta nên xem máy nén của thương hiệu nào có tốt không, máy nén có lớp sơn còn nguyên hay bị tháo bung ra làm lại rồi. Nếu máy nén đã bị tháo bung ra rồi hàn lại thì không nên mua. Nếu máy nén còn y nguyên thì an tâm.

Kiểm tra hoạt động của máy nén

Sau đó, kiểm tra máy nén khi đang hoạt động qua 2 yếu tố: tiếng kêu của máy nén và độ rung của máy.
- Nếu máy nén kêu to, đứng cách xa mà vẫn nghe thì nghĩa là máy nén đã xuống cấp, các chi tiết trong máy nén đã không còn khớp như lúc ban đầu. 
- Nếu máy nén có độ rung nhiều bất thường khi hoạt động thì cũng có khả năng là máy nén đã bị hỏng, trục bên trong máy nén bị lỏng, vênh, cần sửa chữa.

3.5 Kiểm tra dàn lạnh

Bạn nhất định phải kiểm tra khả năng làm lạnh của tủ xem tủ có đạt đủ yêu cấu làm lạnh hay không. Nếu tủ đông không đủ độ lạnh có thể do máy yếu, thiếu gas do hở gas, dàn lạnh bị xì,..

Kiểm tra dàn lạnh của máy

Do vậy phải kiểm tra thật kỹ khả năng làm lạnh. Nếu muốn mua tủ cũ, bạn nên chọn các loại tủ có dàn lạnh bền như dàn lạnh đồng để sử dụng được lâu dài hơn.

Ngoài ra, bạn cần kiểm tra tủ đông có chế độ tự ngắt khi đủ nhiệt độ không, vì điều này để đảm bảo Rơ-le, Sensor hoạt động tốt.

3.6 Kiểm tra phụ kiện của tủ

Nếu mua tủ đông mà bị thiếu các phụ kiện sẽ gây bất tiện trong quá trình sử dụng. Bạn cần kiểm tra kỹ từng phụ kiện của tủ đông trước khi mua, tủ đông phải còn đầy đủ các phụ kiện sau:
- Khóa còn được sử dụng.
- Chìa khóa tủ phải đảm bảo, không bị hư hỏng.
- Còn giỏ bên trong tủ.
- Các chỗ thoát hơi nước phải còn đầy đủ miếng che, đậy.

Kiểm tra phụ kiện của tủ

3.7 Kiểm tra hệ thống xả tuyết

Tủ đông cũ sẽ có hiện tượng hơi nước bị tồn đọng gây đóng tuyết. Do thường xuyên đóng mở tủ, không khí mang theo hơi nước bên ngoài môi trường sẽ đi vào trong tủ cùng với các loại thực phẩm có sẵn, gặp lạnh sẽ đọng lại thành một lớp sương tuyết dày.

Kiểm tra hệ thống xả tuyết

Khi thấy tủ đông có lớp sương tuyết dày tức là độ ẩm của tủ thấp, thời gian sử dụng đã lâu và khi tiếp tục sử dụng sẽ gây tốn điện. Vì thế, nên lựa chọn những chiếc tủ đông có lớp sương tuyết mỏng để đảm bảo hiệu suất làm lạnh về lâu dài.Kiểm tra hệ thống xả tuyết

3.8 Kiểm tra mức độ và thời gian làm lạnh

Trước khi quyết định mua, bạn nên cho tủ hoạt động thử để kiểm tra và đánh giá mức độ và thời gian làm lạnh của sản phẩm. Nếu tủ làm lạnh kém hoặc thời gian làm lạnh lâu, thì sẽ không thể bảo quản thực phẩm một cách tối ưu.

3.9 Chọn thương hiệu nổi tiếng

Khi mua bạn nên chọn mua sản phẩm tủ đông có thương hiệu lớn, uy tín, có chất lượng tốt hơn so với những máy từ các hãng nhỏ, vì các hãng lớn thường sở hữu những công nghệ sản xuất chất lượng, tạo ra sản phẩm bền và an toàn hơn.

Kinh nghiệm mua tủ đông cũ

Kinh nghiệm mua bán tủ đông cũ là bạn nên lựa chọn những dòng tủ của các thương hiệu sau: Sanaky, Alaska, Kangaroo, LG, Sunhouse,…

    Zalo