Điện máy HTech
Cửa hàngGiỏ hàng

Cách chống mốc tủ quần áo vào ngày nồm nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả tại nhà

Biên tập bởi maichau
2024-07-01T10:27:39
0

Tủ quần áo bị ẩm mốc là một vấn đề phổ biến, đặc biệt là ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và mùa mưa ẩm như nước ta. Vậy nguyên nhân phổ biến nào khiến quần áo bị ẩm mốc? Cách chống mốc tủ quần áo sao cho hiệu quả? Hãy cùng Điện máy Htech theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!

Cách chống mốc tủ quần áo vào ngày nồm nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả tại nhà

Tủ quần áo bị ẩm mốc là một vấn đề phổ biến, đặc biệt là ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và mùa mưa ẩm như nước ta. Vậy nguyên nhân phổ biến nào khiến quần áo bị ẩm mốc? Cách chống mốc tủ quần áo sao cho hiệu quả? Hãy cùng Điện máy Htech theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân khiến tủ quần áo bị ẩm mốc 

Để chống ẩm mốc cho tủ quần áo hiệu quả, trước tiên bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp khiến tủ quần áo bị ẩm mốc sau sử dụng:

Đặt vị trí tủ quần áo góc tường hoặc ở nơi có nước: Nếu tủ quần áo kê sát tường, đặc biệt là gần máy lạnh hoặc nơi có nguồn nước chảy, hơi nước có thể thấm vào bên trong tủ gây tình trạng mốc và làm giảm chất lượng của quần áo.

Nguyên nhân khiến tủ quần áo bị ẩm mốc 

Thời tiết và khí hậu thay đổi: Đặc biệt trong mùa mưa, thời tiết thay đổi không đều có thể gây ra tình trạng ẩm mốc trong tủ quần áo. Điều này ảnh hưởng không chỉ đến chất lượng, mùi hương trên quần áo mà còn đến các đồ dùng khác trong gia đình.

Cất trữ quần áo bẩn và ẩm ướt trong tủ: Đây là một thói quen không tốt, không chỉ làm ảnh hưởng đến các bộ quần áo xung quanh mà còn gây mùi hôi khó chịu trong tủ. Đồ bẩn và ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến tình trạng mất vệ sinh và hình thành mốc.

Quần áo ẩm ướt để lâu dẫn tới ẩm mốc, gây ra mùi khó chịu 

Chất lượng tủ quần áo kém: Đừng chọn mua tủ quần áo từ chất liệu kém chất lượng chỉ vì giá rẻ. Sau một thời gian sử dụng, chúng dễ hỏng và có nguy cơ bị ẩm mốc nặng.

Ảnh hưởng của quần áo ẩm mốc tới sức khỏe 

Mặc quần áo ẩm mốc gây bệnh về da

Nếu chúng ta thường xuyên mặc quần áo bị ẩm mốc, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là cho làn da nhạy cảm và trẻ nhỏ. Vi khuẩn và nấm mốc có thể bám vào da và gây ra các vấn đề dị ứng da. Đặc biệt, việc mặc quần áo bị nấm mốc có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ trên da và gây mụn trứng cá, do tăng nhiệt độ và độ ẩm trong khu vực đó. Điều này khiến cho da có nhiều bã nhờn và dễ bị vi khuẩn tấn công, gây ra mụn.

Mặc quần áo ẩm mốc gây bệnh về da

Thêm vào đó, chuyên gia sức khỏe cũng khuyến cáo phụ nữ không nên mặc đồ lót bị ẩm mốc, vì điều này có thể gây ra nguy cơ mắc bệnh nấm âm đạo. Nếu bị nhiễm nấm âm đạo kéo dài, sẽ rất khó chữa trị và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

Quần áo ẩm mốc gây bệnh về đường hô hấp 

Khi mặc quần áo bị ẩm mốc, bào tử nấm mốc có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, gây ra một số vấn đề sức khỏe như viêm xoang, viêm phế quản và các phản ứng dị ứng. Có thể nhận biết các bệnh liên quan đến đường hô hấp khi mặc quần áo bị ẩm mốc thông qua một số dấu hiệu như ho, hắt hơi, mệt mỏi kéo dài, đau đầu, buồn nôn và các triệu chứng khác.

Quần áo ẩm mốc gây bệnh về đường hô hấp 

Mặc quần áo ẩm mốc gây bệnh về đường tiêu hóa

Vi khuẩn và nấm mốc trên quần áo có thể xâm nhập vào đường tiêu hóa của bạn một cách dễ dàng. Chúng có thể bám vào tay và thức ăn, sau đó đi xuống dạ dày và ruột, gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và các vấn đề tiêu hóa khác. Nếu không được chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến các bệnh nặng hơn liên quan đến dạ dày và ruột.

Mặc quần áo ẩm mốc gây bệnh về đường tiêu hóa

Cách chống mốc tủ quần áo tại nhà nhanh chóng và hiệu quả 

Thường xuyên vệ sinh tủ quần áo 

Cách chống ẩm mốc tủ quần áo hiệu quả nhất là thực hiện vệ sinh đều đặn. Bằng cách thực hiện các bước sau, bạn có thể tránh tình trạng quần áo bị ẩm mốc và mùi khó chịu:

Thời gian vệ sinh: Thường xuyên vệ sinh tủ quần áo hiện đại giá rẻ giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc. Trong điều kiện thời tiết bình thường, bạn nên vệ sinh tủ mỗi tháng một lần. Tuy nhiên, trong những ngày thời tiết ẩm ướt, nên tăng tần suất vệ sinh lên mỗi tuần một lần.

Cách chống mốc tủ quần áo bằng cách thường xuyên vệ sinh tủ quần áo

Tiến hành vệ sinh: Đầu tiên, hãy lấy quần áo ra khỏi tủ và để chúng ở ngoài. Tiếp theo, vệ sinh tủ một cách grởi rất sạch sẽ. Bạn có thể sử dụng một dung dịch vệ sinh nhẹ hoặc nước ấm pha chút giấm để lau sạch khu vực trong tủ. Đừng quên lau cả các kẽ hở và góc tủ.

Đảm bảo tủ khô ráo: Sau khi vệ sinh, hãy để tủ khô hoàn toàn trước khi sắp xếp lại quần áo. Điều này giúp hút ẩm tủ quần áo và ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc.

Sử dụng chè khô để hút ẩm mốc tủ quần áo

Chè khô có khả năng hút ẩm cho tủ quần áo và khử mùi rất tốt, là một phương pháp tự nhiên để chống ẩm mốc không những trong tủ vải đựng quần áo, mà còn tủ lạnh, lò vi sóng, máy giặt,.... Bạn chỉ cần đặt một số lượng nhỏ chè khô trong túi vải và đặt chúng ở các góc của tủ quần áo. Chè khô sẽ giúp giữ cho quần áo thơm tho và hạn chế sự phát triển của nấm mốc.

Sử dụng chè khô để hút ẩm mốc tủ quần áo

Phương pháp này rất đơn giản và dễ thực hiện. Chè khô không gây hại cho sức khỏe và có thể an tâm sử dụng trong gia đình. Bạn có thể tự làm túi chứa chè khô bằng cách chia nhỏ chè khô vào các túi vải và buộc chặt lại.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng chống ẩm tủ quần áo bằng chè khô chỉ có tác dụng hút ẩm trong mức độ nhất định và không thể thay thế cho việc vệ sinh định kỳ và kiểm soát độ ẩm trong tủ quần áo. Vì vậy, ngoài việc sử dụng chè khô, hãy đảm bảo vệ sinh và quản lý độ ẩm của tủ quần áo để đạt hiệu quả chống ẩm mốc tốt nhất.  

Cách diệt nấm mốc trong tủ quần áo 

Loại bỏ nấm mốc trên tủ quần áo 

Để xử lý ẩm mốc trên tủ quần áo, có thể áp dụng các phương pháp sau:

Lau sạch vết ẩm mốc: Sử dụng một khăn ẩm để lau sạch vết ẩm mốc trên tủ quần áo lắp ráp. Sau đó, hãy để tủ phơi dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ hoàn toàn nấm mốc.

Sử dụng giấy ráp: Trường hợp vết nấm mốc đã tồn tại lâu ngày và khó lau sạch bằng khăn ướt, bạn có thể sử dụng giấy ráp để chà lên bề mặt bị mốc. Sau đó, có thể sơn lại bề mặt bằng sơn hoặc sơn bóng và áp dụng một lớp chống ẩm để đạt hiệu quả tốt hơn.

Giặt và phơi khô quần áo: Đối với quần áo bị ẩm mốc, hãy giặt chúng thật sạch và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ hoàn toàn nấm mốc còn bám trên quần áo. Điều này giúp ngăn chặn tái phát của ẩm mốc trên quần áo.

Dọn dẹp toàn bộ tủ quần áo: Ngoài việc xử lý vết ẩm mốc, hãy dọn dẹp toàn bộ tủ quần áo bằng cách lau sạch bề mặt và kiểm tra xem có vật dụng không cần thiết nào trong tủ không. Điều này giúp hạn chế nguy cơ ẩm mốc tiếp tục phát triển trong tủ.

Pha chế hỗn hợp Javen, giấm và baking xử lý vùng bị mốc 

Để xử lý tủ quần áo bị mốc, bạn có thể thực hiện các bước sau:

Chuẩn bị dung dịch: Trong một bình xịt, hòa tan 1 thìa baking soda, 2 thìa nước javen (50ml) và 200ml nước. Trộn đều hỗn hợp này để tạo dung dịch xử lý mốc.

Quét sạch vùng mốc: Sử dụng một chổi quét sơn để loại bỏ mốc ở mọi góc cạnh trong tủ quần áo cao cấp. Hãy chắc chắn bạn đã loại bỏ hết các vết mốc trước khi tiếp tục.

Xịt dung dịch xử lý mốc: Xịt dung dịch đã pha trực tiếp lên bề mặt tủ. Đảm bảo xịt đều và đủ để phủ kín các vùng bị mốc.

Cách diệt nấm mốc trong tủ quần áo 

Chà sạch bề mặt: Sử dụng một chiếc chổi để chà kỹ bề mặt tủ đã được xịt dung dịch. Hãy đảm bảo bạn chà sạch và tẩy mốc một cách cẩn thận.

Lau khô tủ: Cuối cùng, sử dụng một khăn khô để lau sạch và khô hoàn toàn bề mặt tủ. Điều này giúp đảm bảo rằng tủ không bị ẩm ngược vào trong.

Sử dụng dung dịch xử lý ẩm mốc chuyên dụng 

Nếu bạn đã thử các phương pháp trên mà vẫn không thấy hiệu quả, có thể nên tham khảo một số dung dịch tẩy mốc chuyên dụng cho nội thất. Dưới đây là một số lựa chọn dung dịch tẩy mốc hiệu quả cho tủ quần áo mà bạn có thể tham khảo: Smart Mold Remover, Lotux Moss Clean, Cocorex Mould & Mildew Spray....

Những loại dung dịch này chứa các chất tẩy mạnh và thường được thiết kế đặc biệt để xử lý các vết mốc và nấm mốc. Để loại bỏ nấm mốc một cách triệt để, bạn nên lau sạch các vết mốc trước khi sử dụng dung dịch theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Hy vọng bài viết đã mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc!

Bài viết liên quan

    Zalo