Bí quyết nấu cơm ngon, mềm và đẹp mắt với bếp điện. Cách nấu cơm bằng bếp điện đơn giản nhất
Khi nấu cơm bằng bếp điện, người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ và thời gian nấu sao cho phù hợp với từng loại cơm và yêu cầu dinh dưỡng của gia đình
Nấu cơm bằng bếp điện sunhouse, nấu cơm bằng bếp điện bosch liệu có khó không? Nếu nồi cơm nhà bạn đang gặp vấn đề mà bạn cần phải nấu cơm ngay thì hãy cùng tham khảo bí quyết cũng như cách nấu cơm bằng bếp điện dưới đây của Điện máy Htech nhé!
1. Nấu cơm bằng bếp điện có khó không?
Như chúng ta đã biết nấu cơm là một công việc tưởng chừng như đơn giản và dễ dàng mà mỗi chúng ta đều làm hàng ngày. Tuy nhiên, đó là việc nấu cơm bằng nồi cơm điện. Nếu một ngày bạn cần nấu cơm bằng bếp điện bạn có biết cách nấu cơm bằng bếp điện hay không? Và nấu cơm bằng bếp điện có khó không?
Thật ra, nấu cơm bằng bếp điện từ thật ra không khó và cũng không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng cũng như kinh nghiệm của bạn đọc. Chỉ cần biết một số các bước cơ bản thì việc nấu cơm bằng bếp điện điện còn có thể giúp ta tiết kiệm thời gian và công sức.
Khi nấu cơm bằng bếp điện, người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ và thời gian nấu sao cho phù hợp với từng loại cơm và yêu cầu dinh dưỡng của gia đình.
Sự linh hoạt và tiện ích của bếp điện đã làm cho quá trình chuẩn bị bữa cơm trở nên đơn giản hơn, giúp mọi người tận hưởng những bữa ăn ngon miệng mỗi ngày một cách dễ dàng.
2. Mách bạn cách nấu cơm bằng bếp điện ngon, mềm dẻo
Không chỉ nấu cơm bằng bếp điện mà nếu chúng ta nấu cơm bằng bếp gas chúng ta cũng cần phải chuẩn bị những bước cơ bản bao gồm: gạo, nước, … Dưới đây sẽ là hướng dẫn chi tiết cách nấu cơm bằng bếp điện của Điện máy Htech:
2.1 Chuẩn bị
Trước khi bắt đầu nấu cơm, bạn cần kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:
- Gạo: Hãy chọn loại gạo phù hợp và đảm bảo là gạo sạch sẽ.
- Nước: Sử dụng nước sạch để nấu cơm (thay vì nước máy, bạn có thể dùng nước lọc từ từ máy lọc nước)
- Muối: Một ít muối có thể được thêm vào để tăng hương vị. (tùy từng gia đình)
2.2. Cách sử dụng bếp điện nấu cơm
Sau khi đã chuẩn bị chúng ta tiến hành nấu cơm theo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Đo lường lượng gạo và nước:
Ở bước này, bạn có thể sử dụng cốc đo lường để xác định lượng gạo cần nấu và nước cần thêm vào. Thông thường, tỉ lệ lượng gạo và nước là 1:1 (tức là mỗi cốc gạo tương ứng với một cốc nước). Hoặc bạn có thể xác định gạo và nước theo cách thông thường bạn vẫn làm khi nấu cơm bằng nồi cơm điện
Bước 2: Chọn chế độ nấu phù hợp
Khác với nồi cơm điện, trên bếp điện bạn cần bật bếp và chọn chế độ nấu phù hợp với loại gạo bạn sử dụng. Mỗi loại gạo có thể yêu cầu một chế độ nấu khác nhau như nấu cơm trắng, cơm nếp, hoặc cơm hấp.
Nếu bếp điện từ nhà bạn không có quá nhiều chế độ nấu bạn có thể để ở chế độ nấu thông thường và chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp.
Bước 3: Bắt đầu nấu cơm bằng bếp điện
Bạn hãy đặt nồi gạo vào bếp điện và bật nguồn điện. Khi nước trong nồi bắt đầu sôi, hãy điều chỉnh nhiệt độ xuống mức thấp để tránh bị trào tràn ra mặt bếp.
Quan sát nước trong nồi, nếu thấy nước bắt đầu cạn, bạn có thể dùng đũa đảo để tơi giúp cơm được chín đều.
Tiếp theo, khi nấu cơm trên bếp từ, hãy đóng nắp nồi lại và chỉnh nhiệt xuống thấp nhất để cơm có thể chín từ từ. Hoặc bạn cũng có thể chuyển sang chế độ ủ nóng nếu bếp có tính năng này.
Ủ cơm khoảng 5 phút, sau đó mở nắp nồi ra và kiểm tra xem cơm đã chín chưa.
Nếu bạn thích cơm cháy, có thể chỉnh nhiệt độ lên mức cao trong khoảng 3 - 5 phút, sau đó tắt đi và chuyển sang chế độ ủ nóng.
Có thể thấy, nấu cơm bằng bếp điện từ đôi hay bếp điện từ đơn đều là một quy trình đơn giản và tiện lợi, giúp bạn có thể chuẩn bị bữa ăn ngon miệng mỗi ngày một cách dễ dàng.
3. Mách bạn mẹo khi nấu cơm bằng bếp điện
Để nấu cơm bằng bếp điện ngon, chúng ta cần những mẹo nhỏ nhất định mà bạn phải biết. Dưới đây là những lưu ý cũng như bí kíp nấu cơm bằng bếp điện ngon:
3.1 Lưu ý về tỉ lệ gạo và nước khi nấu cơm
Đảm bảo tuân thủ tỉ lệ lượng gạo và nước nhất định để cơm được nấu chín đều và không bị khô hoặc nhão.
Tùy thuộc vào loại gạo và khẩu phần ăn của gia đình, bạn có thể điều chỉnh tỉ lệ gạo và nước cho phù hợp.
3.2 Mẹo để cơm không bị cháy hoặc dính đáy nồi
Để cơm không bị cháy khi nấu cơm bằng bếp điện thì trước khi đặt gạo vào nồi, hãy chắc chắn rửa sạch gạo và nồi cơm để loại bỏ tạp chất có thể làm cho cơm bị cháy hoặc dính.
Bên cạnh đó, khi nấu cơm, hãy trộn đều gạo và nước trong nồi để đảm bảo cơm được nấu đều và không bị cháy ở phần đáy nồi.
4. Cách bảo quản cơm sau khi nấu để giữ nguyên hương vị và chất lượng
Sau khi nấu xong, hãy dùng muỗng gỗ hoặc thìa nhựa để gạo không bị xước hoặc dính vào nồi. Bảo quản cơm trong hũ đựng cơm kín đáo và tránh để cơm ở nhiệt độ phòng quá lâu để tránh vi khuẩn phát triển.
Có thể nói, nấu cơm bằng bếp điện là quá trình đơn giản nhưng đảm bảo cung cấp cơm ngon và dễ dàng cho mọi bữa ăn. Mong tằng bằng cách tuân thủ các bước cơ bản như kiểm tra nguyên liệu, sử dụng chế độ nấu phù hợp và kiểm tra cơm khi nấu xong, bạn sẽ có được cơm chín, thơm ngon mỗi lần nấu.