Điện máy HTech
Cửa hàngGiỏ hàng

Nguyên nhân và hướng dẫn cách sửa robot hút bụi không chạy

Biên tập bởi hoangthuylinh
2024-04-01T21:53:11
0

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến robot hút bụi không chạy. Tìm hiểu cách sửa robot hút bụi đơn giản, hiệu quả, khắc phục tức thì tình trạng máy ngừng hoạt động.

Nguyên nhân và hướng dẫn cách sửa robot hút bụi không chạy

robot hút bụi giúp việc lau dọn nhà cửa trở nên dễ dàng. Tuy nhiên, trong thời gian sử dụng có thể bạn sẽ gặp những lúc máy không chạy khi đang sử dụng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Hãy cùng Điện máy Htech tìm hiểu những cách sửa robot hút bụi hiệu quả, nhanh chóng nhất.

1. Những lý do phổ biến khiến máy hút bụi không chạy

Robot hút bụi ngày càng trở nên phổ biến và được yêu thích bởi khả năng tự dọn dẹp. Một số thương hiệu uy tín trên thị trường như robot hút bụi xiaomi hay robot hút bụi Ecovas được đánh giá cao bởi không chỉ khả năng làm việc hiệu quả mà còn có thiết kế hiện đại phù hợp với mọi không gian sống.

Robot hút bụi

Khác với máy hút bụi, robot hút bụi có thể làm việc mà không cần đến sức người. Đây chính là ưu điểm vượt trội khiến thiết bị vệ sinh này được yêu thích trên thị trường. Tuy nhiên, máy có thể gặp tình trạng không mong muốn như dừng chạy khi đang hoạt động. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này.

1.1. Dung lượng pin không đủ

Pin yếu có thể là nguyên nhân gây ra việc robot hút bụi không chạy, dừng lại giữa chừng. Điều này đặc biệt đúng khi robot đang hoạt động trong thời gian dài hoặc trên diện tích lớn, đã tiêu tốn nhiều dung lượng pin nên có thể bị hết giữa chừng.

Dung lượng pin không đủ

1.2. Đầu hút hoặc bánh xe bị tắc nghẽn

Các vật cản như tóc rối vào bàn chải, đầu hút hoặc làm cản trở bánh xe có thể khiến robot hút bụi dừng lại để tránh hỏng hóc cho máy. Việc làm sạch các bộ phận này định kỳ có thể giúp tránh được vấn đề này.

Đầu hút hoặc bánh xe bị tắc nghẽn

1.3. Động cơ robot hút bụi bị lỗi

Động cơ robot hút bụi bị lỗi có thể làm giảm hiệu suất của robot hoặc khiến máy dừng chạy. Đây là tình trạng thường xuyên xảy ra đối với máy ở phân khúc thấp.

1.4. Cảm biến robot hút bụi bị lỗi

Cảm biến gặp vấn đề có thể khiến robot hiểu sai môi trường xung quanh và dừng lại một cách đột ngột. Bởi vậy cần kiểm tra cảm biến robot hút bụi định kỳ để máy có thể hoạt động hiệu quả.

Cảm biến robot hút bụi bị lỗi

1.5. Sự cố ứng dụng điều khiển robot hút bụi

Phần mềm hoặc firmware lỗi có thể gây ra các vấn đề vận hành và làm cho robot không chạy. Để khắc phục vấn đề này, cập nhật phần mềm định kỳ là giải pháp hiệu quả.

Sự cố ứng dụng điều khiển robot hút bụi

1.6. Mất kết nối mạng Wi-Fi

Robot hút bụi cần kết nối với mạng Wi-Fi để thực hiện một số chức năng. Nếu kết nối Wi-Fi gặp vấn đề, hiệu suất của robot có thể bị ảnh hưởng. Đảm bảo rằng kết nối Wi-Fi của bạn ổn định để tránh vấn đề này.

1.7. Khoang chứa bụi đã đầy

máy hút bụi thông minh cũng có thể thường xuyên bị dừng do thùng chứa bụi đã hết chỗ chứa. Điều này đặc biệt phổ biến ở những robot hút bụi có khoang chứa bụi nhỏ.

Khoang chứa bụi đã đầy

1.8. Robot hút bụi quá nóng

Robot hút bụi có thể ngừng chạy do quá nóng. Khi quá nóng, máy có thể tự động tắt để tránh hư hỏng động cơ. Nếu robot dừng làm sạch giữa chừng và cảm thấy ấm, hãy kiểm tra xem các bộ lọc có thông thoáng hay luồng khí có bị tắc không.

2. Cách sửa robot hút bụi không chạy

Sau khi xác định nguyên nhân khiến robot hút bụi không chạy, hãy tham khảo những cách sửa robot hút bụi dưới đây.

2.1. Kiểm tra pin và sạc

Trước khi xác định các vấn đề sâu xa hơn, hãy kiểm tra robot hút bụi đã được sạc đúng cách bằng cách cắm lại để sạc đầy. Một số ứng dụng di động đi kèm cho phép bạn kiểm tra thời lượng pin của máy hút bụi tự động và xem pin có hoạt động tối ưu hay không.

Kiểm tra pin và sạc

2.2. Kiểm tra và làm sạch cảm biến

Bạn có thể làm sạch cảm biến của robot hút bụi bằng cách dùng vải khô để loại bỏ các vết bẩn. Cảm biến của robot hút bụi có thể ở mặt trước và mặt dưới của máy.

Kiểm tra và làm sạch cảm biến

2.3. Sửa robot hút bụi bằng cách làm sạch đầu hút của robot hút bụi

Trước khi sửa robot hút bụi, hãy đảm bảo máy đã tắt nguồn, sau đó sử dụng các dụng cụ như bàn chải đánh răng để gỡ các tóc hoặc các sợi bẩn bám vào bàn chải chính hoặc bàn chải bên hông của máy. Sau đó, bật nguồn máy hút bụi để kiểm tra máy có chạy tiếp tục hoạt động hay không.

2.4. Cập nhật ứng dụng điều khiển

Để sửa robot hút bụi cũng có thể khắc phục vấn đề về khả năng tương thích với thiết bị và phần mềm của thiết bị. Bạn có thể khắc phục điều này bằng cách truy cập cửa hàng ứng dụng trên điện thoại của mình (Google Play hoặc App Store) và kiểm tra xem có bất kỳ bản cập nhật nào đang chờ xử lý đối với ứng dụng tương thích với robot hút bụi không.

Cập nhật ứng dụng điều khiển

2.5. Khôi phục cài đặt gốc

Nếu không có cách sửa robot hút bụi nào ở trên giải quyết được vấn đề, hãy thử khôi phục cài đặt gốc. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách bật máy lên rồi nhấn nút có biểu tượng reset trên thiết bị trong vài giây.

3. Những lưu ý khi sử dụng robot hút bụi

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp robot hút bụi của bạn ít gặp trạng dừng chạy khi đang hoạt động. Những lưu ý này cũng là biện pháp giúp kéo dài tuổi thọ và hiệu suất của thiết bị.

3.1 Bảo trì robot hút bụi định kỳ

Để đảm bảo robot hút bụi hoạt động hiệu quả và tránh gặp phải các sự cố đột ngột, việc thiết lập lịch bảo trì định kỳ là rất quan trọng. Bảo trì máy bao gồm vệ sinh hoặc thay thế khi cần thiết các bộ phận của máy. Ví dụ, bạn có thể lập kế hoạch rửa bộ lọc 1–2 tuần một lần, thay bộ lọc nửa năm một lần, và làm sạch bàn chải chính mỗi tháng một lần. Tùy theo từng sản phẩm khác nhau mà tần suất có thể thay đổi cho phù hợp.

Bảo trì robot hút bụi định kỳ

3.2. Kiểm tra pin thường xuyên

Chạy robot hút bụi quá thường xuyên, không sạc đầy hoặc không có thói quen sạc pin phù hợp có thể khiến pin gặp vấn đề. Bạn có thể kéo dài tuổi thọ của pin bằng cách sạc pin vào thời gian đều đặn mỗi ngày, không để pin hết hoàn toàn trước khi sạc lại và đảm bảo đế sạc được đặt ở khu vực có nhiệt độ phù hợp, không quá nóng, quá lạnh hoặc ẩm.

Kiểm tra pin thường xuyên

3.3. Đặt dock sạc ở vị trí thích hợp

Dock sạc robot hút bụi nên đặt ở vị trí tối ưu để đảm bảo sạc an toàn và hiệu quả. Vị trí đặt nên là khu vực tập thoáng trong nhà, có đủ không gian để robot hút bụi có thể gắn và tháo dock sạc mà không gặp phải những chướng ngại vật. Nên đặt dock sạc ở bề mặt bằng phẳng, tránh bị nghiêng hoặc các bề mặt mềm không ổn định.

Đặt dock sạc ở vị trí thích hợp

Tình trạng robot hút bụi dừng lại khi đang hoạt động có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Qua những chia sẻ chi tiết của Điện máy Htech, hy vọng bạn có thể tự sửa robot hút bụi một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Bài viết liên quan

    Zalo