Cách nấu chè dừa dầm không bị tách nước, sánh mịn 100% Hải Phòng
Cách nấu chè dừa dầm Hải Phòng sánh mịn, không tách nước, béo ngậy chuẩn vị 100%. Khám phá ngay để món chè ngon đúng điệu!

Cách nấu chè dừa dầm chuẩn bị như thế nào? Bạn từng thử nấu chè dừa dầm tại nhà nhưng lại gặp tình trạng tách nước, lớp cốt dừa không sánh mịn như ngoài hàng? Đừng lo! Bí quyết để có món chè dừa dầm chuẩn vị Hải Phòng nằm ở vài mẹo nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng. Chỉ cần làm đúng hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ có ngay món chè béo ngậy, thơm mát, thạch dừa giòn sật, cốt dừa mịn màng không hề bị tách lớp dù để lâu. Cùng Điện máy Htech khám phá cách nấu chè dừa dầm không bị tách nước, sánh mịn 100% ngay tại nhà nhé!
1. Mẹo chọn nguyên liệu nấu chè dừa dầm Hải Phòng
Để thực hiện cách nấu chè dừa dầm thơm ngon đặc trưng bạn cần lưu ý khi chọn nguyên liệu như sau:
- - Ưu tiên dừa xiêm non vì phần cùi mềm, giòn nhẹ, thơm béo nhưng không quá cứng.
- - Khi bóp nhẹ, cùi dừa non có độ đàn hồi, không quá dai hay quá mềm nhũn.
- - Nên dùng nước cốt dừa tươi để chè dậy mùi thơm tự nhiên, béo ngậy.
- Nếu mua sẵn, chọn loại không có chất bảo quản và màu trắng sữa tự nhiên.

- - Đường phèn giúp chè có vị ngọt dịu, màu đẹp tự nhiên.
- Nếu không có, có thể dùng đường cát trắng nhưng cần gia giảm để tránh quá ngọt.
- Nên chọn bột rau câu giòn để giữ độ dai, giòn mát cho thạch.
Chọn nguyên liệu tươi ngon là bí quyết quan trọng để món chè dừa dầm Hải Phòng đạt chuẩn hương vị, béo mát và hấp dẫn.
2. Nguyên liệu và dụng cụ nấu chè dừa dầm Hải Phòng
2.1. Dụng cụ nấu chè dừa dầm
Để cách nấu chè dừa dầm bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau:
- - Bát, phới loại to, nhỏ
- - Bếp ga Sunhouse hoặc bếp điện từ
- - Muôi múc
- - Tủ lạnh bảo quản.

2.2. Nguyên liệu làm chè dừa non
Nguyên liệu làm chè dừa non như sau:
- - Cốt dừa (Coconut milk)
- - Sữa tươi không đường
- - Whipping Cream
- - Bột kem béo (bột kem béo trà sữa)
- - Bột báng
- - Bột thạch
- - Dừa non
- - Đường (Đường phèn hoặc đường cát trắng)
- - Lá dứa
- - Muối ăn
- - Dừa khô, nho khô, đậu phộng tùy sở thích.

3. Cách nấu chè dừa dầm sánh mịn không tách nước
3.1. Nấu nước cốt dừa
- Cách nấu chè dừa dầm không hề khó nếu bạn áp dụng chuẩn từng bước sau:
- Bước 1: Cho vào nồi: 100g đường phèn, 3g muối, 500ml nước sôi, 1 lá dứa. Đun nóng hỗn hợp khoảng 80 - 85 độ C, cho khoảng ½ bát ăn cơm bột kem béo vào và khuấy tan.
Lưu ý: Không được để nước quá nóng thành phẩm sẽ bị tách béo, hay quá nguội bột sễ không tan.
- Bước 2: Sau khi khuấy tan bột, bạn thêm 160ml sữa tươi, 250ml nước cốt dừa vào nồi.
Lưu ý: Khuấy thật đều các nguyên liệu và KHÔNG được đun sôi nồi cốt dừa.
Bước 3: Chuẩn bị 1 cốc có mỏ, cho vào cốc 90ml Whipping Cream và múc ½ bát ăn cơm nước cốt dừa vừa đun cho vào cốc và khuấy lỏng Whipping Cream.
Bước 4: Cho phần Whipping Cream đã được hóa lỏng vào nồi nước cốt dừa.
Lưu ý: Trong quá trình hòa trộn nguyên liệu cần khuấy liên tục và đều tay.
Bước 5: Sau khi hỗn hợp tan hòa quyện vào nhau, bạn cần cất vào ngăn mát tủ lạnh tối thiểu 6h đồng hồ để làm lạnh sâu.

3.2. Xào dừa non
Bước 1: Rửa sạch 200g dừa non với nước sôi sau khi mua về.
Bước 2: Xào dừa non với 50g đường, 0.5g muối và 100ml nước trên bếp ga hồng ngoại với lửa vừa và đảo liên tục để dừa thấm đều đường. Đun tới khi dừa gần cạn nước (không đun quá khô).

3.3. Nấu thạch giả dừa ăn cùng chè dừa dầm
Cách nấu chè dừa dầm không thể thiếu thạch dừa nhưng nếu nấu không khéo thạch rất dễ bị cứng.
Chuẩn bị nguyên liệu:
Bước 1: Chuẩn bị 1 bát nhỏ trộn 3g bột thạch và 25g đường dùng phới trộn đều 2 nguyên liệu.
Bước 2: Cho vào nồi 300ml nước, sau đó đổ hỗn hợp thạch đường đã chuẩn bị ở bước 1, khuấy thật đều, chờ cho bột nở.
Bước 4: Chuẩn bị 1 bát nhỏ cho vào đó 20ml nước cốt dừa và 15ml Whipping Cream, trộn thật đều 2 loại.

Nấu thạch:
Bước 1: Sau khi bột thạch đã nở, bạn đặt nồi đã chuẩn bị trước đó lên bếp ga âm và đun sôi, thỉnh thoảng đảo để không bị cháy đáy nồi.
Bước 2: Sau khi thạch đã sôi và nở lớn hơn hạ nhỏ lửa bếp điện từ Hitachi tới mức nhỏ nhất đun trong khoảng 2 phút để thạch chín hoàn toàn. Khi đó thạch trong hơn và tránh tình trạng thạch bị chảy nước.
Bước 3: Sau khi thạch chín, để nguội bớt một chút (không nguội quá) sau đó chuẩn bị khuôn thủy tinh hình chữ nhật, rót phần thạch ra khuôn.
Bước 4: Khuấy đều tay phần nước thạch trong khuôn song song với đó là cho hỗn hợp Whipping Cream và cốt dừa đã chuẩn bị trước đó vào khuấy đều.
Bước 5: Thạch để nguội ở nhiệt độ phòng rồi cất vào ngăn mát tủ lạnh 4 - 6h.
3.4. Nấu bột báng
Cách nấu chè dừa dầm là sử dụng bột báng, tuy nhiên bột báng có mùi hơi chua khó chịu nếu bạn sơ chế không kỹ. Hãy lưu ý kỹ những bước sau đây nhé:
Bước 1: Ngâm ngập 30g bột báng với nước ấm khoảng 50 - 60 độ C, trong khoảng 30 - 40 phút.
Bước 2: Sau khi ngâm đem bột báng đi rửa sạch với nước lạnh.
Bước 3: Bắc lên bếp ga rinnai nồi nước sôi, bỏ bột báng đã rửa sạch, sau đó đun thêm 4 - 5 phút.
Bước 4: Sau khi bột đã trong hoàn toàn bạt vớt bột báng ra rây để ráo nước.
Bước 5: Trộn bột báng với 10 - 15g đường. Ướp đường với bột trong khoảng 30 phút.

3.5. Thành phẩm chè dừa dầm chuẩn vị Hải Phòng
Sau thời gian 6 -8 tiếng nước cốt dừa đủ lạnh, thạch đã đông bạn có thể đem thái thạch giả dừa thành miếng hình chữ nhật. Sau đó, chuẩn bị 1 tô vừa ăn cho phần thạch dừa, bột báng, dừa non và chế thêm nước cốt dừa đủ ăn. Cuối cùng, rắc một chút nho khô hay dừa khô lên và thưởng thức.

Cách nấu chè dừa dầm đúng chuẩn thành quả là sự hòa quyện hoàn hảo giữa vị béo ngậy của nước cốt dừa, vị ngọt thanh mát của sữa dừa cùng sự giòn dai sật sật của thạch dừa non. Khi vừa chạm môi, lớp nước cốt dừa thơm lừng, ngậy béo tan ra, lan tỏa khắp khoang miệng, quyện cùng chút mát lạnh của đá bào, đánh thức mọi giác quan. Những miếng cùi dừa tươi giòn rụm xen kẽ với lớp thạch dẻo mịn, thêm chút topping dừa kho giòn giòn tạo nên kết cấu đa tầng hấp dẫn.
4. Một số thắc mắc khi nấu và bảo quản chè dừa dầm Hải Phòng
4.1. Chè dừa dầm có thể bảo quản bao lâu trong tủ lạnh
Cách nấu chè dừa dầm mà chúng tôi vừa chia sẻ, thành quả có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 2 – 3 ngày nếu được đựng trong hộp kín để tránh ám mùi thực phẩm khác. Tuy nhiên, để giữ được vị tươi ngon và độ giòn sật của thạch dừa, bạn nên dùng hết trong vòng 24 giờ. Lưu ý không để chè ở ngăn đông vì sẽ làm thạch bị cứng, mất đi độ mềm mịn.
4.2. Tại sao nước cốt dừa bị tách béo, tách nước
Cách làm chè dừa dầm hải phòng bị tách nước là do nước cốt dừa chưa được nấu kỹ hoặc tỷ lệ nước và cốt dừa không cân đối. Để khắc phục, bạn có thể nấu nước cốt dừa với chút bột năng hoặc bột bắp để tạo độ sánh mịn, giúp hạn chế tình trạng này.

4.3. Bột báng bị sượng, có mùi chua
Nguyên nhân bột báng có mùi chua là do bạn ngâm rửa không kỹ. Bột báng bị sượng là do bạn chưa nấu chín chúng.
4.4. Thạch dừa bị cứng hoặc không dai là do đâu?
Nguyên nhân thường do tỷ lệ bột rau câu và nước chưa chuẩn. Nếu thạch quá cứng, bạn có thể giảm bớt lượng bột rau câu. Ngược lại, nếu muốn thạch dai hơn, hãy thêm một chút bột rau câu giòn (agar) kết hợp với rau câu dẻo để đạt độ dai sật như ý.
Cách nấu chè dừa dầm Hải Phòng không chỉ gây thương nhớ bởi vị ngọt thanh, béo ngậy mà còn nhờ vào độ sánh mịn, mát lạnh đặc trưng. Với hướng dẫn nấu chè dừa dầm trên, bạn hoàn toàn có thể tự tin chế biến món chè ngon "chuẩn không cần chỉnh", không lo bị tách nước hay mất vị. Hãy thử áp dụng ngay để chiêu đãi cả gia đình món tráng miệng mát lạnh, hấp dẫn này nhé!