Điện máy HTech
Cửa hàngGiỏ hàng

Nướng tôm bằng bếp hồng ngoại, bếp từ, bếp gas: Ưu điểm - Nhược điểm chi tiết!

Biên tập bởi maichau
2024-08-06T09:09:56
0

Để thưởng thức món tôm nướng ngon và thơm, việc sử dụng bếp nướng đúng cách là rất quan trọng. Hãy cùng khám phá thêm về ưu điểm và nhược điểm của việc nướng tôm bằng bếp hồng ngoại, bếp từ và bếp ga của Điện máy Htech để có thêm thông tin và chọn lựa bếp nướng phù hợp nhất nhé!

Nướng tôm bằng bếp hồng ngoại, bếp từ, bếp gas: Ưu điểm - Nhược điểm chi tiết!

Để thưởng thức món tôm nướng ngon và thơm, việc sử dụng bếp nướng đúng cách là rất quan trọng. Hãy cùng khám phá thêm về ưu điểm và nhược điểm của việc nướng tôm bằng bếp hồng ngoại, bếp từ và bếp ga của Điện máy Htech để có thêm thông tin và chọn lựa bếp nướng phù hợp nhất nhé!

Nướng tôm bằng bếp hồng ngoại

Ưu điểm

Công suất bếp điện từ đôi thường khá cao, do vậy khi bếp hoạt động phát ra lượng nhiệt lớn, tôm nướng chín siêu nhanh và tiết kiệm thời gian hơn. Nếu

Khi nướng tôm bằng bếp hồng ngoại mang lại thành quả hấp dẫn vô cùng: vỏ tôm giòn rụm, bề mặt hơi cháy cạnh với màu đỏ cam hấp dẫn, tạo ra một hương vị thơm ngon mà bạn sẽ rất hài lòng.

Nướng tôm bằng bếp hồng ngoại

Nhược điểm

Trong quá trình nướng tôm bằng bếp hồng ngoại, dù sử dụng vỉ nướng để giảm tiếp xúc với bề mặt kính, dầu mỡ thừa trong tôm vẫn có thể tràn xuống, gây ra việc phải dành thời gian để lau chùi, vệ sinh và có thể làm trầy xước bề mặt bếp.

Nếu nướng tôm trực tiếp lên bếp hồng ngoại, do công suất cao, có thể dễ dàng làm cháy tôm nếu không lật đều.

Hơn nữa, bếp hồng ngoại có thể tạo ra ánh sáng chói cho người sử dụng khi nướng, gây khó khăn trong việc quan sát màu sắc của tôm và quá trình nướng, vì bếp nướng Halogen thường phát ra ánh sáng khá mạnh.

Nướng tôm bằng bếp từ

Ưu điểm

Một điểm chung giữa bếp hồng ngoại và bếp từ là khả năng dễ dàng nướng tôm trực tiếp trên bề mặt của bếp hoặc sử dụng vỉ nướng.

Khi nướng tôm trên một số bếp từ như: bếp điện từ midea MI T2117DA, bếp từ Midea MI K1917EF đen, bếp từ Canzy CZ 899T,… không có khói hay các chất độc hại phát sinh như khi sử dụng bếp than truyền thống.

Sau khi nướng xong, tôm vẫn giữ nguyên độ giòn, thơm và phần thịt bên trong vẫn giữ được độ ngọt và sự săn chắc, không kém phần ngon so với cách nướng tôm truyền thống.

Nướng tôm bằng bếp từ

Nhược điểm

Với công suất nấu cao của bếp từ, khoảng từ 2000 đến 2600W, khi nướng tôm, quan trọng là điều chỉnh bếp ở nhiệt độ thấp ban đầu và sau đó tăng dần, vì nếu nhiệt độ quá cao, tôm có thể dễ cháy nếu không lật đều.

Khi nướng tôm tươi trên bếp từ, nước từ thịt tôm và gia vị có thể chảy xuống mặt bếp và dính vào khe đốt, ảnh hưởng đến hiệu suất của bếp từ và rút ngắn tuổi thọ của nó.

Ngoài ra, việc nướng trực tiếp trên bếp có thể dẫn đến việc mặt bếp bị dính lớp cháy khét, khó vệ sinh và làm mất đi vẻ đẹp của bếp từ, do vậy bạn nên tham khảo cách làm sạch bếp từ tại nhà.

Nướng tôm bằng bếp gas

Ưu điểm

Bếp ga âm đơn, bếp ga đôi âm không chỉ phục vụ cho các món chiên, xào, hay nấu canh, mà bạn cũng có thể sử dụng để nướng tôm một cách đơn giản.

Chỉ cần đặt tôm lên vỉ nướng và đặt lên bếp ga ở lửa vừa là bạn đã có thể nướng tôm. Sau khi nướng, tôm sẽ tỏa hương thơm, vỏ giòn và hơi cháy xém, thịt tôm ngọt nước và chắc chắn.

Thời gian nướng tôm bằng bếp ga đơn giá rẻ cũng khá nhanh, khoảng 10 - 15 phút, vì tôm được nướng trực tiếp với ngọn lửa.

Nhược điểm

Ngoài việc tôm chín nhanh do nướng trực tiếp trên lửa, điều này cũng có thể được coi là một nhược điểm nhỏ. Khi nướng tôm trực tiếp với lửa, bạn phải liên tục quan sát và lật tôm để tránh cháy, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hơn nữa, sau khi nướng, tôm dễ bị ám mùi ga và có vị đắng nhẹ ở phần vỏ, gây cảm giác mất ngon và không thoải mái cho người ăn.

Một số cách ướp tôm khi nướng bằng bếp hồng ngoại, bếp ga và bếp từ

Chuẩn bị nguyên liệu

Trước khi nướng tôm muối ớt, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau:

500g tôm sú (có thể thay thế tôm thẻ chân trắng)
5 trái ớt sừng
50g rau răm
1 trái chanh tươi
1 trái dưa leo
1 nhánh tiêu sọ
1 cây bò xiên tre
Gia vị bao gồm: tiêu xay, tỏi băm, ớt bột, tương ớt, đường, muối hạt, bột ngọt, dầu ăn, nước mắm,…

Cách tẩm ướp tôm để nướng

Cắt tôm, rửa sạch và để ráo nước.
Ướp tôm cùng tỏi, ớt băm nhỏ, 1 muỗng muối, 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng bột ngọt, 1⁄2 muỗng tiêu xay, 1⁄2 muỗng ớt bột, 1⁄3 muỗng đường, và 2 muỗng tương ớt.
Ướp trong vòng 1 tiếng trong ngăn mát tủ lạnh.

Cách tẩm ướp tôm để nướng

Pha chế gia vị chấm tôm nướng

Cho vào cối xay 2 trái ớt sừng, 2 muỗng muối hạt, 1⁄2 muỗng tiêu sọ, bột ngọt, sau đó xay nhuyễn và đổ vào một bát. Trộn hỗn hợp này với nước cốt chanh để làm gia vị chấm.

Pha chế gia vị chấm tôm nướng

Trình bày món ăn ra đĩa và thưởng thức. Dưới đây là một số lưu ý khi thực hiện:
Nhiều người ưa thích món cay, khi ướp tôm nướng muối ớt, thường thêm sa tế.
Thay vì sử dụng bếp than hoa, bạn cũng có thể nướng tôm trong lò ở nhiệt độ 180 độ C trong khoảng 15 phút.
Ngoài muối ăn kèm, bạn có thể sử dụng muối ớt xanh mua sẵn để tiết kiệm thời gian.
Nên ướp tôm bằng muối hạt thay vì muối tinh, vì muối tinh tan chảy nhanh hơn khi nướng.
Để món ăn thêm ngon, nên chọn tôm tươi, vỏ sáng màu, trơn bóng, với độ đàn hồi khi ấn tôm.

Hy vọng bài viết đã mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc!

Bài viết liên quan

7
    Zalo