Điện máy HTech
Cửa hàngGiỏ hàng

Tại sao Aptomat điều hòa nhảy liên tục? Vấn đề và giải pháp xử lý đơn giản

Biên tập bởi hoangnam
2024-03-21T11:54:08
0

Aptomat bị nhảy là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình và doanh nghiệp phải đối mặt, đặc biệt khi những nguyên nhân gây ra hiện tượng này không được hiểu rõ. Hãy cùng Điện máy Htech tìm hiểu về các nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng Aptomat bị nhảy với bài viết dưới đây!

Tại sao Aptomat điều hòa nhảy liên tục? Vấn đề và giải pháp xử lý đơn giản

Điều hòa bị nhảy Aptomat gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động vận hành của thiết bị. Nguyên nhân gì dẫn đến điều hoà nhảy Aptomat và cách sửa thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn hãy cùng Điện máy Htech tham khảo bài viết bên dưới nhé!


1. Aptomat là gì? Các loại aptomat


1.1 Aptomat là gì?


Aptomat hay còn được gọi là cầu dao tự động, là là khí cụ điện có chức năng tự động ngắt mạch điện được sử dụng cho rất nhiều thiết bị điện hiện nay. Aptomat có chức năng bảo vệ và ngắt mạch điện khi hệ thống bị quá tải hoặc xảy ra tình trạng thấp áp, ngắn mạch,… , đảm bảo thiêt bị hoạt động ổn định, phòng sự cố cháy nổ nguy hiểm.

Thiết bị này thường được lắp đặt cho các thiết bị điện có công suất lớn như tủ lạnh, điều hòa, bình nóng lạnh,... giúp tránh được sự cố hư hỏng hóc và hư hỏng hệ thống lưới điện trong nhà. Lắp aptomat cho điều hòa giúp người dùng an tâm hơn khi sửa dụng, đảm bảo an toàn và hạn chế sự cố có thể xảy ra ở mức tối thiểu.


1.2. Các loại aptomat dùng cho điều hòa hiện nay


Có 2 loại aptomat được sử dụng nhiều nhất là aptomat thông thường và aptomat chống giật. Mỗi loại có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

- Aptomat thông thường: đây là loại aptomat được sử dụng phổ biến, chỉ có tác dụng ngắt mạch khi có sự cố chập điện, giúp bảo vệ máy cũng như hệ thống lưới điện trong nhà.
- Aptomat chống giật: đây là loại aptomat cao cấp, ngoài việc có tác dụng ngắt mạch khi hệ thống xảy ra sự cố, mà còn có khả năng chống giật khi máy bị rò rỉ điện.

Các loại aptomat dùng cho điều hòa hiện nay

Khi mua aptomat cho điều hòa, ngoài việc lựa chọn giữa aptomat thông thường và aptomat chống giật, bạn cần chú ý đến công suất điều hòa của bạn. Công suất máy lớn như điều hòa samsung, điều hòa lg, ... thì càng phải chọn loại aptomat có khả năng chịu tải cao. Như vậy, aptomat mới phát huy được hiệu quả.


2. Cấu tạo của aptomat


Aptomat có nhiều loại nhưng đều có chung đặc điểm cấu tạo gồm các bộ phận chính như: tiếp điểm, hồ quang dập tắt, bộ phận truyền động, móc bảo vệ…

Cấu tạo của Aptomat

Khi đóng mạch, mạch sẽ trở thành mạch kín, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại  với quá trình đóng mạch. Như vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính để dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy lan vào làm hư hại tiếp điểm chính.


3. Nguyên lý hoạt động của Aptomat


Nguyên lý hoạt động của aptomat, liên quan chủ yếu đến việc giám sát dòng điện trong mạch và tự động ngắt mạch khi phát hiện điều kiện nguy hiểm như quá tải hoặc ngắn mạch. Dưới đây là nguyên lý hoạt động cơ bản của aptomat:

- Cảm biến dòng điện: Aptomat sử dụng cảm biến để theo dõi dòng điện đi qua mạch. Cảm biến này đo lường lượng dòng điện và so sánh với giới hạn an toàn được đặt trước.
- So sánh với giới hạn an toàn: Khi dòng điện vượt quá mức giới hạn an toàn, aptomat sẽ kích hoạt.
- Kích hoạt cơ cấu cắt mạch: Khi aptomat phát hiện dòng điện vượt quá giới hạn, nó sẽ kích hoạt cơ cấu cắt mạch. Điều này dẫn đến việc mạch sẽ bị ngắt mạch tự động.

Nguyên lý hoạt động của Aptomat

- Ngắt mạch và bảo vệ: Bằng cách ngắt mạch tự động, aptomat ngăn chặn dòng điện tiếp tục chảy qua mạch. Điều này bảo vệ hệ thống khỏi nguy cơ quá tải hoặc ngắn mạch, giúp tránh khả năng cháy nổ hoặc hỏng hóc thiết bị điện.
- Tự động tái kích hoạt: Một số aptomat có tính năng tự động tái kích hoạt sau khi điều kiện nguy hiểm đã được khắc phục. Điều này giúp hệ thống tự động hoạt động trở lại sau khi sự cố đã được xử lý.


4. Nguyên nhân và cách khắc phục điều hoà nhảy Aptomat


4.1 Do điện yếu, quá tải điện


Nguyên nhân:
Hệ thống điện nhà bạn có thể không cung cấp đủ năng lượng cho điều hòa, đặc biệt khi nhu cầu điện tăng cao. Các vấn đề về nguồn điện như dây dẫn yếu, ổ cắm không chắc chắn, hoặc quá trình truyền tải điện không hiệu quả. Hoặc có quá nhiều thiết bị điện cùng một lúc trong nhà có thể dẫn đến quá tải cho hệ thống điện. Việc điều hòa hoạt động ở công suất tối đa trong thời gian dài có thể dẫn đến quá tải và nhảy Aptomat.

Do điện yếu, quá tải điện

Cách khắc phục:
Bạn nên tiến hành kiểm tra cẩn thận hệ thống điện nhà bạn để đảm bảo rằng nó đủ mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của điều hòa. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào, như dây dẫn yếu, ổ cắm không chắc chắn, hoặc hệ thống không đủ công suất, hãy sửa chữa hoặc nâng cấp chúng. Giảm tải lượng điện sử dụng bằng cách tắt hoặc giảm công suất của các thiết bị điện khác trong nhà khi sử dụng điều hòa. ử dụng aptomat chống giật có dòng định mức phù hợp với nhu cầu điện của điều hòa.


4.2 Do aptomat đã bị hỏng


Nguyên nhân:
Aptomat có thể bị hỏng sau một thời gian sử dụng do đến hạn bảo dưỡng hoặc tuổi thọ của nó. Hoặc các bộ phận bên trong aptomat có thể bị hỏng hoặc mòn sau thời gian sử dụng, dẫn đến việc không hoạt động đúng cách. Ngoài ra các yếu tố bên ngoài như nước vào bên trong hoặc tổn thương vật lý có thể gây hỏng aptomat.

 Do aptomat đã bị hỏng

Cách khắc phục:
Nếu aptomat đã hỏng, việc thay thế là cách đơn giản và hiệu quả nhất. Hãy mua một aptomat mới có cùng dòng định mức và loại hệ thống để thay thế. Nếu bạn không tự tin hoặc không có kinh nghiệm với việc thay thế aptomat, hãy gọi đến một kỹ thuật viên điện lạnh chuyên nghiệp để kiểm tra và thay thế cho bạn. Để tránh hỏng hóc của aptomat, hãy thực hiện bảo dưỡng định kỳ cho hệ thống điện của bạn. Kiểm tra và làm sạch aptomat định kỳ để đảm bảo hoạt động ổn định.


4.3 Do dây điện nguồn hỏng


Nguyên nhân:
Khi bật điều hoà bị nhảy Aptomat ngay thì có thể điều hòa đang chập điện hoặc đường dây nguồn điện sau aptomat cấp cho dàn lạnh có thể bị hỏng. Dây điện nguồn có thể bị hỏng do tuổi thọ hoặc mòn do thời gian sử dụng, đặc biệt nếu chúng không được bảo dưỡng định kỳ hoặc nằm trong môi trường có điều kiện khắc nghiệt.

Do dây điện nguồn hỏng

Cách khắc phục:
Kiểm tra dây điện nguồn máy lạnh để xác định xem chúng có bị hỏng không. Nếu thấy dấu hiệu của hỏng hóc như rách, cắt, hoặc cách điện bong tróc, hãy thay thế chúng ngay lập tức và kiểm tra điều hòa xem còn bị nhảy Aptomat hay không nhé.


4.4 Quạt dàn nóng / dàn lạnh gặp sự cố


Nguyên nhân:
Sự cố thường gặp nhất là quạt dàn nóng hoặc dàn lạnh bị hỏng hoặc mòn sau một thời gian sử dụng, đặc biệt là nếu chúng không được bảo dưỡng định kỳ. Nếu bật điều hoà vài giây nhảy Aptomat thì có thể điện cấp cho quạt dàn lạnh bị chập, khiến Aptomat bị nhảy. Nhưng bật sau 3 phút mới nhảy Aptomat thì do dàn nóng bị hỏng hoặc hỏng tụ quạt dàn nóng và bạn cần kiểm tra quạt.

Quạt dàn nóng / dàn lạnh gặp sự cố

Cách khắc phục:
Bạn nên tắt nguồn điện trước khi kiểm tra và làm sạch quạt. Nếu sau khi kiểm tra và vệ sinh quạt mà máy vẫn không chạy, bạn nên gọi cho trung tâm bảo hành, sửa chữa điều hòa để đến kiểm tra và sửa chữa nhanh chóng.


4.5 Hỏng dây kết nối từ dàn lạnh ra dàn nóng


Nguyên nhân:
Dây kết nối từ dàn lạnh ra dàn nóng có thể bị hỏng do mài mòn hoặc tổn thương vật lý sau một thời gian sử dụng. Các yếu tố bên ngoài như thời tiết cực đoan, thảm họa tự nhiên hoặc hỏng hóc do người sử dụng cũng có thể gây ra hỏng dây kết nối điều này có thể khiến điều hoà chập điện nhảy Aptomat và lặp lại nhiều lần.

Hỏng dây kết nối từ dàn lạnh ra dàn nóng

Cách khắc phục:
Bạn cần kiểm tra dây kết nối để xác định vị trí hỏng hóc và sửa chữa hoặc thay thế các phần bị hỏng. Nếu dây kết nối bị hỏng nghiêm trọng, thay thế toàn bộ dây mới có thể là cách tiếp cận tốt nhất. Nếu bạn không tự tin hoặc không có kinh nghiệm với việc sửa chữa hệ thống điện, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ một kỹ thuật viên điện lạnh chuyên nghiệp. Họ có thể kiểm tra và sửa chữa hỏng hóc dây kết nối một cách hiệu quả và an toàn.


4.6 Điều hoà bị nhảy Aptomat do Chạm chập


Nguyên nhân:
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến điều hoà nhảy aptomat là do có sự chập chạm điện trong hệ thống điện của nó. Điều này có thể xảy ra khi có dây dẫn điện hoặc bộ phận điện trong điều hoà bị hỏng, gây ra sự ngắn mạch hoặc mất cân bằng dòng điện. Nếu có bất kỳ phần nào của dây dẫn điện trong điều hoà bị hỏng hoặc mòn, có thể xảy ra sự cắt ngắn mạch hoặc chập chạm điện.

Điều hoà bị nhảy Aptomat do Chạm chập

Cách khắc phục:
Đầu tiên, bạn nên ngừng việc sử dụng điều hoà và tắt nguồn điện ngay lập tức để đảm bảo an toàn. Kiểm tra điều hoà kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân của sự chập chạm điện và sửa chữa các phần bị hỏng hoặc mòn. Kiểm tra hệ thống điện để đảm bảo rằng không có dây dẫn điện bị hỏng hoặc kết nối không chắc chắn. Sử dụng aptomat chống giật hoặc bộ ngắt mạch dòng còn sót lại để bảo vệ điều hoà và ngăn chặn nguy cơ chập chạm điện.

 

4.7 Do hỏng tụ điều hòa


Nguyên nhân:
Quạt dàn lạnh và nóng chạy nhưng block máy lạnh không chạy hoặc block chạy nhưng quạt không chạy có thẻ là do hỏng tụ điều hòa nên nguồn điện cấp cho block bị rò rỉ. Tụ điều hòa có thể hỏng do tuổi thọ, đặc biệt là sau một thời gian sử dụng lâu dài, hoặc do sự mài mòn tự nhiên trong quá trình hoạt động. Nhiệt độ cao và môi trường có độ ẩm cao có thể gây ra sự hỏng của tụ điều hòa.

Do hỏng tụ điều hòa

Cách khắc phục:
Trong tình trạng này, thì việc sửa chữa sẽ cần người am hiểu về điều hòa vì thế hãy liên hệ trung tâm uy tín đến kiểm tra và sửa chữa.


4.8 Do hỏng block điều hòa


Nguyên nhân:
Nếu tất cả những điều trên không phải là nguyên nhân dẫn tới aptomat điều hòa bị nhảy thì cũng có thể do hỏng block điều hòa. Block điều hòa có thể hỏng do tuổi thọ, đặc biệt là sau một thời gian sử dụng lâu dài, khi các linh kiện bên trong trải qua quá trình mài mòn tự nhiên hoặc hỏng hóc. Hoặc cũng có thể do dòng điện quá tải hoặc do sự ngắn mạch trong mạch điện gây ra hỏng block điều hòa.

Do hỏng block điều hòa


 Cách khắc phục:
Trường hợp này bạn nên kiểm tra block điều hòa để xác định xem có sự hỏng nào không. Nếu block điều hòa hỏng thì bạn cần liên hệ thợ có tay nghề đến để kiểm tra và sửa chữa.


4.9 Do dây nguồn quá tải


Nguyên nhân:
Điều hoà luôn có tiêu chuẩn phù hợp cho từng loại dây điện, nếu dây nguồn được lựa chọn không phù hợp với nhu cầu điện của hệ thống, hoặc dây nguồn có kích thước quá nhỏ so với dòng điện mà nó cần chịu có thể dẫn đến quá tải. Ngoài ra nhiều hộ gia đình sử dụng quá nhiều thiết bị điện trong cùng một mạch điện, dòng điện sẽ tăng lên, gây quá tải cho dây nguồn.

Do dây nguồn quá tải

Cách khắc phục:
Trong trường hợp này bạn nên tắt hoặc giảm công suất của các thiết bị điện không cần thiết trong cùng một mạch điện để giảm quá tải dây nguồn. Đảm bảo rằng dây nguồn được sử dụng phù hợp với nhu cầu điện của hệ thống, với kích thước và công suất đủ lớn để chịu được dòng điện cần thiết mà không gây ra quá tải. Nếu bạn không tự tin trong việc xác định và khắc phục vấn đề, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ một kỹ thuật viên điện lạnh chuyên nghiệp.


4.10 Do thừa gas


Nguyên nhân:
Khi nạp gas vào hệ thống điều hòa, nếu quá trình này không được thực hiện đúng cách hoặc không tuân thủ các hướng dẫn của nhà sản xuất, có thể dẫn đến sự thừa gas. Đây chính là nguyên nhân chính và hay xảy ra nhất trong việc làm Aptomat nhảy. Khi áp suất gas trong hệ thống quá cao, vượt quá mức cho phép sẽ khiến nhiệt độ của gas không đủ lạnh nên việc làm lạnh của máy sẽ bị lâu.  Điều hòa sẽ hoạt động tốn điện hơn gây ra tình trạng quá tải đối với máy nén bên trong.

Thừa gas điều hòa

Cách khắc phục: 
Sử dụng dụng cụ đo gas để kiểm tra lượng gas trong hệ thống và điều chỉnh lại lượng gas nếu cần thiết. Nếu bạn không có kỹ thuật hay dụng cụ để đo thì bạn cần liên hệ với trung tâm bảo hành uy tín để kiểm tra và bơm ga phù hợp.


5. Cách lắp Aptomat cho điều hòa đúng cách


Việc lắp đặt aptomat cho hệ thống điều hòa đòi hỏi sự cẩn thận và tuân thủ các quy định an toàn điện. Dưới đây là các bước cơ bản để lắp đặt aptomat cho điều hòa đúng cách:

Bước 1: Chọn aptomat phù hợp
Đảm bảo chọn aptomat có dòng định mức phù hợp với dòng điện mà điều hòa tiêu thụ. Thông thường, bạn có thể tìm thông số này trên hướng dẫn sử dụng của điều hòa hoặc trên nhãn của nó.

Cách lắp Aptomat cho điều hòa đúng cách

Bước 2: Tắt nguồn điện ở không gian lắp đặt
Trước khi bắt đầu lắp đặt, đảm bảo rằng nguồn điện đến điều hòa đã được tắt hoàn toàn để tránh nguy cơ giả mạo hoặc tai nạn điện.

Bước 3: Lắp đặt
Bạn cần gắn aptomat vào nơi cố định bằng cách sử dụng vít hoặc các phương tiện khác, tránh tình trạng bị lỏng lẻo trong quá trình sử dụng thiết bị điện. Bạn hãy đặt đầu line ở phía trên, đầu load ở phía dưới.

Bước 4: Kết nối dây điện
Lắp đặt dây điện vào aptomat theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tuân thủ mã màu dây điện để đảm bảo kết nối chính xác.

 Kết nối dây điện

Bước 5: Kiểm tra và thử nghiệm
Sau khi lắp đặt xong, hãy kiểm tra lại tất cả các kết nối và thử nghiệm hệ thống để đảm bảo rằng mọi thứ hoạt động đúng cách.

 

Trên đây là cách để bạn giải quyết tình huống Aptomat điều hòa nhảy không rõ nguyên nhân để giúp bạn không bị khó chịu hay lo lắng trong quá trình sử dụng điện trong gia đình mình. Thông qua bài viết trên của Điện máy Htech, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn khi trong quá trình sử dụng điều hòa.

Bài viết liên quan

    Zalo