Điện máy HTech
Cửa hàngGiỏ hàng

Tổng hợp các vấn đề phổ biến trên board máy lạnh và phương pháp sửa chữa

Biên tập bởi hoangnam
2024-03-20T09:18:19
0

Board máy lạnh lỗi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành của máy lạnh, bởi đây là bộ phận quan trọng và tập trung các vi mạch điện tử phức tạp nhất.

Tổng hợp các vấn đề phổ biến trên board máy lạnh và phương pháp sửa chữa

Board máy lạnh bị lỗi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành của máy lạnh, vì đây là bộ phận quan trọng trong hệ thống máy lạnh. Bộ phận này tập trung các vi mạch điện tử phức tạp nhất của máy. Vậy hãy cùng Điện máy Htech tìm hiểu tất tần tật về các lỗi board máy lạnh và những phương pháp sửa chữa nhé!


1. Board máy lạnh là gì?


Trước khi đi sâu tìm hiểu hiện tượng máy lạnh bị hư board, bạn cũng nên hiểu rõ về bộ phận này. Board máy lạnh là bo mạch của máy lạnh được xem là bộ não của máy lạnh vì đây là bộ phận chứa nhiều linh kiện phức tạp, quan trọng, tiến hành điều khiển mọi hoạt động của máy.  Bo mạch đóng vai trò không thể thay thế, giúp các linh kiện kết nối với nhau, đồng thời hỗ trợ việc “trao đổi” giữa các linh kiện thông qua bảng mạch trên bo mạch.

Board máy lạnh là gì?


Vị trí board máy lạnh được lắp khác nhau, tùy vào từng dòng máy lạnh như sau:

  • - Máy lạnh thường: board nằm ở trong dàn lạnh, giữ vai trò điều khiển mọi hoạt động của máy lạnh.
    - Máy lạnh Inverter: board mạch được lập trình để điều khiển nhiều chức năng thông minh, gồm có 2 board là board mạch đầu được lắp đặt trên dàn lạnh và board mạch đuôi được lắp trên dàn nóng.


2. Chức năng của board máy lạnh


Board máy lạnh, hay bảng mạch điều khiển của máy lạnh, thực hiện nhiều chức năng quan trọng để điều khiển và quản lý hoạt động của hệ thống máy lạnh. Dưới đây là một số chức năng chính của board máy lạnh:

- Điều chỉnh nhiệt độ: Board máy lạnh điều khiển việc làm lạnh hoặc làm ấm bằng cách điều chỉnh hoạt động của bộ nén và các bộ phận khác để duy trì nhiệt độ mong muốn trong không gian.
- Điều chỉnh quạt: Board máy lạnh quản lý tốc độ hoạt động của quạt để phù hợp với yêu cầu nhiệt độ và thoáng khí trong không gian.
- Chuyển đổi chế độ hoạt động: Nó cho phép máy lạnh chuyển đổi giữa các chế độ hoạt động như làm lạnh, làm khô, làm ấm, hoặc chế độ tự động tùy thuộc vào yêu cầu của người sử dụng.

Chức năng của board máy lạnh

- Bảo vệ và an toàn: Board máy lạnh thường tích hợp các cảm biến và chức năng bảo vệ để ngăn ngừa các vấn đề như quá tải điện, quá nhiệt, ngắn mạch, và bảo vệ bộ nén.
- Giao tiếp với các bộ phận khác: Nó có khả năng giao tiếp với các bộ phận khác của hệ thống máy lạnh như bộ nén, cảm biến nhiệt độ và áp suất, để điều khiển và đồng bộ hóa hoạt động của chúng.
- Lưu trữ thông tin và lịch sử hoạt động: Một số board máy lạnh có khả năng lưu trữ thông tin về hoạt động của hệ thống, giúp cho việc chẩn đoán sự cố và bảo trì.


3. Dấu hiệu nhận biết board máy lạnh lỗi


Dưới đây là một số dấu hiệu mà bạn có thể nhận biết để xác định xem board máy lạnh có thể gặp sự cố hoặc lỗi:

- Đèn hiển thị trên dàn lạnh chớp nháy liên tục và máy sẽ ngừng hoạt động.
- Máy lạnh không hoạt động hoặc không khởi động.
- Máy lạnh không phản ứng với điều khiển từ điều hòa không khí
- Đèn hiển thị trên đầu lạnh không đúng với chương trình hiển thị trên remote.
- Nhiệt độ trên remote hoặc trên dàn lạnh không trùng nhiệt độ thực tế.
- Sau khi khởi động, máy chỉ vận hành trong thời gian ngắn sau đó tự tắt hoạt động.

Dấu hiệu nhận biết board máy lạnh lỗi

- Mã lỗi hiển thị trên màn hình điều khiển.
- Dàn lạnh tự khởi động rồi tự tắt sau đó lại hoạt động bình thường.
- Máy lạnh hoạt động khoảng 5 - 30 phút rồi lại tự tắt.
- Đã dùng remote tắt máy lạnh nhưng máy vẫn hoạt động và không tắt hoàn toàn.
- Máy vận hành không đúng với nhiệt độ trên remote, có thể quá lạnh hoặc quá nóng.
- Không có điện nên làm bo mạch mất nguồn.

4. Nguyên nhân và cách khắc phục máy lạnh bị hư board mạch


4.1 Lắp đặt máy lạnh sai kỹ thuật


Nguyên nhân:
Người lắp đặt không có đủ kiến thức và kỹ năng về cách lắp đặt máy lạnh, hoặc họ không tuân thủ các quy định và hướng dẫn của nhà sản xuất. Trường hợp thiếu các công cụ và trang thiết bị chuyên dụng có thể dẫn đến việc lắp đặt không đồng đều hoặc không chính xác. Hoặc vị trí lắp đặt không phù hợp, việc này có thể gây ra vấn đề về thông gió, sự rung động hoặc tiếp xúc với các nguồn nhiệt khác.

 Lắp đặt máy lạnh sai kỹ thuật

Cách khắc phục:
Bạn nên đảm bảo rằng người lắp đặt có đủ kiến thức và kỹ năng về cách lắp đặt máy lạnh. Họ nên được đào tạo hoặc tìm hiểu về các quy trình lắp đặt chính xác. Lựa chọn vị trí lắp máy lạnh phù hợp và cung cấp đầy đủ các công cụ và trang thiết bị cần thiết cho việc lắp đặt và đảm bảo rằng họ biết cách sử dụng chúng một cách đúng đắn. Sau khi lắp đặt, hãy kiểm tra lại hệ thống để đảm bảo rằng mọi thứ hoạt động đúng cách và không có sự cố nào xảy ra.


4.2 Nguồn điện không ổn định, chập chờn


Nguyên nhân:
Khi có quá nhiều thiết bị điện được kết nối đồng thời vào mạng điện, có thể dẫn đến quá tải và làm giảm chất lượng của nguồn điện. Các sự cố như ngắn mạch, hở dây, mất điện, hoặc hao mòn của hạ tầng điện cơ sở cũng có thể gây ra nguồn điện không ổn định. Hoặc các linh kiện trong hệ thống điện như ổ cắm, dây điện, bảng điều khiển, hoặc bộ ổn áp có thể hỏng hóc, hao mòn sau một thời gian sử dụng, dẫn đến nguồn điện không ổn định.

Nguồn điện không ổn định, chập chờn

Cách khắc phục:

Kiểm tra tất cả các linh kiện trong hệ thống điện của máy lạnh, bao gồm ổ cắm, dây điện, bảng điều khiển và bộ ổn áp để đảm bảo chúng hoạt động đúng cách. Sửa chữa hoặc thay thế bất kỳ linh kiện hỏng hóc nào. Lắp đặt bộ ổn áp có thể giúp bảo vệ máy lạnh khỏi biến động và sự chập chờn của nguồn điện. Ổn áp sẽ làm giảm áp suất điện áp đối với máy lạnh, giúp nó hoạt động một cách ổn định hơn. Hãy giảm tải điện bằng cách tắt hoặc ngắt kết nối các thiết bị điện không cần thiết trong nhà. Điều này giúp giảm áp lực lên nguồn điện và cải thiện chất lượng nguồn điện cho máy lạnh.


4.3 Sử dụng máy lạnh không đúng cách


Nguyên nhân:

Nếu bạn đang có thói quen sử dụng máy lạnh liên tục 24/7, hay đặt nhiệt độ quá thấp so với nhiệt độ môi trường bên ngoài, chuyển đổi các chức năng máy lạnh một cách liên tục thì hãy thay đổi ngay nhé. Bởi vì những những thói quen yêu cầu máy lạnh phải vận hành hết công suất, khi sử dụng như vậy trong một thời gian sẽ dẫn đến tình trạng quá tải, trở thành nguyên nhân chính làm cho board máy lạnh bị hỏng.

Sử dụng máy lạnh không đúng cách

Cách khắc phục:

Trong quá trình sử dụng, bạn chỉ nên bật máy lạnh khi cần thiết và chỉ sử dụng tối đa 8 giờ/ngày và việc chọn chế độ/nhiệt độ của máy cũng cần phải có khoảng nghỉ. Dù máy móc có thông minh và hiện đại đến đâu thì cũng sẽ làm việc theo quy trình và cần có thời gian để điều chỉnh, bạn đừng nên thay đổi liên tục theo cảm tính nhé.


4.4 Không thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng máy lạnh


Nguyên nhân:

Sau mội khoảng thời gian sử dụng, bụi bẩn và cặn bẩn tích tụ trên bộ lọc và bề mặt máy lạnh sau một thời gian sử dụng. Lớp bụi và bẩn tích tụ trên các cánh làm mát hoặc trong các khe hở của máy làm lạnh, làm giảm hiệu suất trao đổi nhiệt. Dầu và bụi tích tụ trên các bộ phận quan trọng như quạt, máy nén, và ống dẫn, gây mòn và giảm hiệu suất hoạt động.

Không thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng máy lạnh

Cách khắc phục: 
Bạn nên thường xuyên làm sạch hoặc thay thế bộ lọc. Dùng bàn chải mềm hoặc hút bụi để làm sạch bề mặt ngoài của máy lạnh. Thực hiện vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ theo lịch trình được hướng dẫn từ nhà sản xuất. Dùng bàn chải mềm hoặc bình phun nước áp lực thấp để làm sạch cánh làm mát và các khe hở của máy lạnh. Đảm bảo rằng không có vật liệu cản trở luồng không khí vào hoặc ra khỏi máy. Hoặc bạn có thể sử dụng chức năng tử vệ sinh máy từ những máy lạnh cao cấp như: máy lạnh samsung, máy lạnh casper,...


4.5 Dây điện bị đứt hoặc hở


nguyên nhân:
Dây điện có thể bị đứt hoặc hở do các yếu tố môi trường như ẩm ướt, nhiệt độ cao, sự va đập hoặc hư hại từ các yếu tố bên ngoài như gặp cắt, chuột gậm, chạm vào các vật cứng. Hoặc dây điện sau một khoảng thời gian dài có thể bị đứt hoặc hở do tuổi thọ, sự oxi hóa hoặc phai màu.

Dây điện bị đứt hoặc hở

Cách khắc phục:
Kiểm tra toàn bộ đoạn dây điện để xác định điểm đứt hoặc hở. Nếu cần, thay thế bằng dây mới có cùng loại và đặc tính kỹ thuật với dây cũ. Bạn nên sử dụng ống dẫn hoặc ống cách điện để bảo vệ dây điện khỏi các yếu tố môi trường bên ngoài như ẩm ướt, nhiệt độ cao và va đập. Thực hiện kiểm tra định kỳ cho hệ thống máy lạnh, bao gồm kiểm tra dây điện, để phát hiện và khắc phục sớm các vấn đề trước khi trở thành nguy cơ.

 

Việc sửa chữa board máy lạnh là một công việc đòi hỏi bạn cần có sự chuyên môn, am hiểu về máy lạnh cũng như dụng cụ sửa chữa thích hợp cho nên cực kỳ phức tạp, nên bạn không thể tự giải quyết nếu không có kinh nghiệm. Cần có những người có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm để có thể kiểm tra, phát hiện nguyên nhân và có cách giải quyết hiệu quả. Do dó bạn nên lien hệ ngay đến thợ sửa chữa máy lạnh để được khắc phục kịp thời

 

Trên đây là bài viết về tổng hợp các vấn đề phổ biến trên board máy lạnh và phương pháp sửa chữa. Hy vọng bài viết này của Điện máy Htech phần nào giúp các bạn biết nguyên nhân và cách khắc phục lỗi board máy lạnh nhé!
 

Bài viết liên quan

    Zalo