Điện máy HTech
Cửa hàngGiỏ hàng

Cách tự vệ sinh máy lạnh tại nhà đúng cách, nhanh chóng, không cần thợ

Biên tập bởi hoangnam
2024-03-14T16:50:42
0

Máy lạnh không được vệ sinh đúng cách gây tốn điện năng và ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Theo dõi bài viết dưới đây của Điện máy Htech để biết cách vệ sinh máy lạnh tại nhà đúng cách, nhanh chóng, không cần thợ.

Cách tự vệ sinh máy lạnh tại nhà đúng cách, nhanh chóng, không cần thợ

Trong quá trình sử dụng, Sau khoảng 3 - 4 tháng máy lạnh sẽ bị những hạt bụi li ti theo tích tụ dày trên dàn nóng và dàn lạnh. Điều này làm giảm tuổi thọ và hiệu suất hoạt động, tốn điện và dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe hô hấp của người dùng. Ngoài việc trả chi phí cho các dịch vụ vệ sinh máy lạnh, bạn cũng có thể tự thực hiện được để tiết kiệm chi tiêu gia đình. Bài viết sau, Điện máy Htech sẽ hướng dẫn ban vệ sinh máy lạnh ngay tại nhà đúng cách, nhanh chóng.

1. Lợi ích từ việc vệ sinh máy lạnh thường xuyên

Việc vệ sinh máy lạnh thường xuyên không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng, bao gồm:

- Nâng cao chất lượng không khí: Máy lạnh không chỉ làm lạnh không khí mà còn lọc bụi, vi khuẩn và hơi nước trong không khí. Khi máy lạnh được vệ sinh thường xuyên, sẽ giúp duy trì chất lượng không khí trong phòng, giảm nguy cơ bị dị ứng và các vấn đề sức khỏe liên quan đến không khí ô nhiễm.
- Tăng hiệu suất hoạt động: Máy lạnh được làm sạch thường xuyên sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Các bộ phận bên trong sạch sẽ giảm thiểu ma sát và tiếng ồn, đồng thời làm giảm tiêu thụ điện năng.
- Tiết kiệm năng lượng và chi phí: Khi máy lạnh hoạt động hiệu quả hơn, nó sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn. Việc tiết kiệm năng lượng không chỉ giảm hóa đơn điện mà còn giúp giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Lợi ích từ việc vệ sinh máy lạnh thường xuyên

- Tăng tuổi thọ của máy lạnh: Bằng cách vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên, bạn có thể kéo dài tuổi thọ của máy lạnh. Việc này giúp bạn tránh được chi phí sửa chữa và thay thế các bộ phận máy lạnh trong tương lai.
- Giảm nguy cơ hỏng hóc và sự cố: Máy lạnh được vệ sinh định kỳ sẽ giảm nguy cơ gặp sự cố và hỏng hóc do bụi bẩn tích tụ, gỉ sét hoặc các vấn đề khác. Việc này giúp bạn tránh được những rủi ro không mong muốn và tiết kiệm chi phí sửa chữa đột xuất.
- Tạo cảm giác thoải mái: Một máy lạnh sạch sẽ tạo ra không gian thoải mái và dễ chịu hơn. Không khí trong lành và sạch sẽ giúp cảm giác thoải mái hơn khi sử dụng máy lạnh trong thời tiết nóng.

2. Bao lâu thì nên vệ sinh máy lạnh?

Thời gian cụ thể mà bạn nên vệ sinh máy lạnh phụ thuộc vào môi trường sử dụng và tần suất sử dụng máy lạnh của bạn cụ thể như sau:

Bao lâu thì nên vệ sinh máy lạnh?

- Đối với hộ gia đình: Khoảng 3 - 4 tháng/lần nếu bạn mở và sử dụng mỗi ngày hoặc 6 tháng/lần nếu bạn sử dụng 3 - 4 ngày/tuần.
- Đối với công ty và nhà hàng: Khoảng 2 - 3 tháng tùy vào môi trường có bụi bẩn ít hay nhiều.
- Đối với các cơ sở kinh doanh, xí nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất: Vệ sinh hằng tháng vì máy hoạt động liên tục với tần suất cao.

3. Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh máy lạnh

Trước khi tiến hành vệ sinh máy lạnh tại nhà, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ chuyên dụng sau:
- Găng tay bảo hộ: Đảm bảo bạn đeo găng tay bảo hộ để bảo vệ tay khi tiếp xúc với các bề mặt dơ bẩn và hóa chất làm sạch.
- Máy bơm vệ sinh máy lạnh: đây một công cụ hữu ích để vệ sinh máy lạnh, đặc biệt là trong việc làm sạch và làm khô hệ thống thoát nước của máy. 
- Bạt và áo trùm vệ sinh máy lạnh: Dùng để chứa bụi bẩn trong quá trình vệ sinh, bạn nên lựa chọn túi có chiều dài đồng nhất với chiều dài của máy lạnh để tránh việc bụi bẩn bị tràn ra bên ngoài.

Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh máy lạnh

- Chai xịt vệ sinh máy lạnh: Sử dụng để làm sạch các bộ phận của máy lạnh như lưới lọc, dàn lạnh, và bề mặt khác. Nếu sử dụng dung dịch, hãy đảm bảo chọn loại phù hợp với máy lạnh của bạn và tuân thủ hướng dẫn sử dụng.
- Đồng hồ đo gas chuyên dụng: Đảm bảo chọn một đồng hồ có dải đo áp suất phù hợp với loại gas bạn đang làm việc nếu bạn muốn kiểm tra gas máy lạnh có bị rò rỉ hoặc sắp hết hay chưa. Các loại gas khác nhau có áp suất hoạt động khác nhau, do đó, việc chọn đúng dải đo là rất quan trọng.
- Khăn mềm hoặc giấy lau: Dùng để lau khô các bề mặt sau khi vệ sinh.
- Một số dụng cụ vệ sinh khác như cọ vệ sinh máy lạnh, khăn lau, bộ tua vít, thang nhôm, dung dịch vệ sinh máy lạnh.

4. Những lưu ý khi vệ sinh máy lạnh tại nhà

Vệ sinh máy lạnh tại nhà là một công việc quan trọng để duy trì hiệu suất hoạt động của máy và đảm bảo chất lượng không khí trong nhà. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi vệ sinh máy lạnh tại nhà:

- Tắt nguồn điện trước khi bắt đầu: Luôn luôn đảm bảo rằng nguồn điện đã được tắt trước khi bắt đầu vệ sinh máy lạnh để tránh tai nạn và bảo vệ an toàn cho bản thân.
- Kiểm soát lực phun nước: không được để nước dính vào mạch điện vì dễ ảnh hưởng đến bo mạch.
- Kiểm tra và làm sạch lưới lọc: Lưới lọc là nơi chứa nhiều bụi bẩn và tạp chất, vì vậy kiểm tra và làm sạch chúng thường xuyên để đảm bảo luồng không khí sạch và thoải mái.

Những lưu ý khi vệ sinh máy lạnh tại nhà

- Làm sạch cánh quạt: Sử dụng bàn chải hoặc cọ mềm để làm sạch các cánh quạt trên bên ngoài điều hòa. Đảm bảo rằng bạn đang làm việc trong môi trường an toàn và có thể tiếp cận các bộ phận mà không gây nguy hiểm cho bản thân.
- Vệ sinh dàn lạnh và ống đồng: Dùng dung dịch làm sạch hoặc nước rửa pha loãng để làm sạch dàn lạnh và ống đồng. Hãy nhớ đặc biệt chú ý đến bộ phận này, vì đây là nơi tích tụ nhiều bụi bẩn và có thể gây tắc nghẽn.

- Kiểm tra và làm sạch hệ thống thoát nước: Đảm bảo kiểm tra và làm sạch hệ thống thoát nước để tránh việc tắc nghẽn và tràn nước. Sử dụng máy bơm hoặc phương tiện khác để làm sạch hệ thống thoát nước một cách hiệu quả.
- Sử dụng dung dịch làm sạch đúng cách: Khi sử dụng dung dịch làm sạch, đảm bảo chọn loại phù hợp với loại máy lạnh bạn đang sử dụng và tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Tuyệt đối không sử dụng hóa chất tẩy mạnh để vệ sinh máy lạnh.

Những lưu ý khi vệ sinh máy lạnh tại nhà

- Bảo dưỡng định kỳ: Lập lịch bảo dưỡng định kỳ cho máy lạnh của bạn để đảm bảo rằng các bộ phận đều được kiểm tra và bảo dưỡng đúng cách.
- Nếu không tự tin, gọi kỹ thuật viên chuyên nghiệp: Nếu bạn không tự tin về việc vệ sinh máy lạnh hoặc gặp phải bất kỳ vấn đề kỹ thuật nào, hãy gọi đến một kỹ thuật viên chuyên nghiệp để được giúp đỡ.

5. Hướng dẫn cách vệ sinh máy lạnh đúng cách

5.1 Cách vệ sinh máy lạnh treo tường

Bước 1: Kiểm tra máy lạnh có hoạt động bình thường không
Trước khi vệ sinh, bạn cần phải kiểm tra máy lạnh có hoạt động bình thường không bằng cách điều chỉnh xuống nhiệt độ thấp nhất, sau đó kiểm tra khả năng làm lạnh.

Dùng remote điều khiển cánh quạt tản gió xem có hoạt động bình thường không. Nếu mọi thứ đều ổn thì hãy chuyển sang bước tiếp theo. Nếu thiết bị hư hỏng hoặc gặp trục trặc khi vận hành, bạn cần liên hệ trung tâm sửa chữa máy lạnh.

Bước 2: Ngắt điện máy lạnh
Trước khi vệ sinh máy lạnh, bạn cần đảm bảo đã ngắt nguồn điện kết với thiết bị để đảm bảo an toàn, sau đó bạn tiến hành tháo thiết bị trượt ra khỏi tường. Trong quá trình tháo bạn nên chú ý vị trí để việc lắp ráp lại tránh bị phức tạp.

Cách vệ sinh máy lạnh treo tường

Bước 3: Tháo lắp và vệ sinh dàn lạnh
Tháo lắp và vệ sinh dàn lạnh của máy lạnh treo tường là một phần quan trọng trong quá trình bảo dưỡng và vệ sinh máy lạnh. Trước tiên, bạn cần tháo quạt đảo gió rồi mở nắp máy lạnh theo chiều từ dưới lên trên và lấy tấm lọc bụi ra. Sử dụng tua vít tháo ốc cố định vỏ. Sau đó, bạn tiến hành dọn dẹp bụi bẩn. Sau đó bạn tháo bỏ vỏ máy bên ngoài, bạn bọc cục lạnh lại bằng bọc chuyên dụng  để tránh nước văng ra trong quá trình vệ sinh. Bạn dùng khăn khô hoặc bọc ni lông để bọc lại khu vực mạch điện trên cục lạnh để tránh dính nước. Dùng vòi xịt để vệ sinh bụi bẩn, nấm mốc tích tụ trên cục lạnh.

Bước 4: Vệ sinh dàn nóng
Vì hệ thống dàn nóng là nơi hút rất nhiều bụi bẩn vì thế bạn nên sử dụng máy hút bụi hoặc máy xịt nước thì mới có thể làm sạch hoàn toàn được. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp nên sử dụng một số chất tẩy rửa chuyên dụng để vệ sinh. Sau đó bạn dùng khăn khô lau lại toàn bộ thân máy để loại bỏ nước bám trên bề mặt.

Bước 5:Kiểm tra gas máy lạnh, nạp thêm nếu thiếu
Kiểm tra gas và nạp thêm gas cho máy lạnh là một quy trình cần phải thực hiện một cách cẩn thận và chính xác để đảm bảo hiệu suất hoạt động của máy lạnh. Bạn cần tháo ốp bảo vệ mạch điện và kết nối đồng hồ đo gas với ống gas trên cục nóng để tiến hành đo gas. Đối chiếu áp suất gas trên đồng hồ đo gas và dòng điện trên Ampe kế với các thông số từ nhà sản xuất. Từ đó tính ra ra máy lạnh của bạn có bị thiếu gas hay không? Nếu thiếu thì bạn cần phải nạp thêm.

Vệ sinh dàn nóng máy lạnh

Bước 6: Vệ sinh tổng thể, dọn dẹp khu vực làm việc.
Dùng khăn lau sạch dàn nóng, lạnh và tiến thành lắp lại các bộ phận. Bạn lắp tấm lọc bụi vào dàn lạnh, lắp quạt đảo gió, đậy nắp máy lạnh theo chiều từ trên xuống dưới và dùng tua vít cố định các vị trí. Bạn lắp vỏ bảo vệ ở mặt trước dàn nóng sao cho các ngạnh trùng khớp.

Bước 7: Kiểm tra và khởi động thử máy lạnh
Bạn kết nối nguồn điện cho máy lạnh hoạt động, sử dụng remote khởi động máy lạnh. Sau đó hạ nhiệt độ xuống mức thấp nhất để kiểm tra máy lạnh có hoạt động bình thường hay không.

5.2 Vệ sinh máy lạnh âm trần

So với máy lạnh treo tường, máy lạnh âm trần khi vệ sinh khó hơn và phức tạp hơn. Do đó yêu cầu bạn phải thực hiện tỉ mỉ và có am hiểu về máy lạnh. Trong trường hợp bạn không tự tin về khả năng của mình có thể gọn đến dịch vụ vệ sinh máy lạnh.

Bước 1: Vệ sinh dàn lạnh máy lạnh âm trần
Tiến hành tháo lưới lọc và lau chùi sạch sẽ, kiểm tra hệ thống bo mạch của máy lạnh có nhiều bụi bẩn hay bị hư hỏng không không. Nếu bo mạch ẩm ướt thì hãy sấy khô và quét bụi. Nếu không thì bạn sử dụng chổi nhỏ quét bụi xung quanh. bạn sử dụng chai xịt rửa chuyên dụng dành cho dàn lạnh và các bộ phận bên trong máy. Bạn nên tránh để nước dính vào bo mạch  và có treo bạt ở các góc hứng nước. Cuối cùng, bạn lau khô lại các bộ phận bằng khăn mềm và lắp lại

 Vệ sinh máy lạnh âm trần

Bước 2: Vệ sinh dàn nóng máy lạnh âm trần
Thao tác vệ dàn nóng cũng có những điểm tương đồng với dàn lạnh. Đầu tiên, bạn cần tháo lưới lọc, quạt đảo gió của dàn nóng và mở từ từ nắp máy lạnh theo chiều từ dưới lên trên để vệ sinh các bộ phận bên trong. Bạn dùng túi vệ sinh bao trùm lấy toàn bộ thân máy rồi rửa dàn ngưng tụ, quạt dàn nóng bằng bình xịt chuyên dụng. Tiếp theo xịt rửa khu vực ngoài dàn nóng và lau sạch khu vực vỏ ngoài máy
. Cuối cùng lắp đặt lại hoàn thiện các bộ phận.

5.3 Vệ sinh máy lạnh tủ đứng

Bước 1: Làm vệ sinh cho mặt nạ dàn lạnh
Bạn sử dụng một khăn mềm hoặc giấy lau để lau sạch bề mặt ngoài của máy lạnh. Loại bỏ bụi và bẩn tích tụ trên bề mặt để đảm bảo lưu lượng không khí tối ưu. Bạn cần thực hiện cẩn thận để tránh làm ảnh hưởng các bộ phận bên trong khác.

Vệ sinh máy lạnh tủ đứng

Bước 2: Vệ sinh phần lưới lọc không khí bên trong
Bạn tiến hành mở nắp máy lạnh và gỡ lưới lọc ra. Sử dụng nước sạch hoặc nước xà phòng và cọ mềm để làm sạch lưới lọc khỏi bụi bẩn và tạp chất. Nếu lưới lọc quá bẩn hoặc hỏng, hãy thay thế chúng bằng lưới lọc mới. cuối cùng bạn gắn lại lưới lọc vào vị trí ban đầu.

Bước 3: Vệ sinh dàn lạnh
Dùng túi vệ sinh bao bọc xung quanh bo mạch để tránh hư hỏng và chập mạch. Bạn sử dụng vòi xịt nước áp lực lớn để loại bỏ bụi bẩn ở khe kim loại trên dàn lạnh.

Bước 4: Vệ sinh dàn nóng
Bo mạch dàn nóng cần che chắn kĩ trước khi xịt rửa. Tiếp theo bạn gỡ lưới lọc ra và sử dụng nước sạch hoặc dung dịch làm sạch để làm sạch chúng. Nếu lưới lọc quá bẩn hoặc hỏng, hãy thay thế chúng bằng lưới lọc mới. Sử dụng vòi xịt nước có áp lực mạnh để vệ sinh dàn nóng nhưng ở phần cánh quạt phải cẩn thận để tránh làm móp méo và biến dạng cánh. Sử dụng một cọ mềm hoặc bàn chải để làm sạch bề mặt ngoài của dàn nóng, loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.

Vệ sinh dàn nóng máy lạnh

Bước 5: Khởi động lại và kiểm tra máy
Đợi máy thật khô ráo để khởi động lại và kiểm tra máy có vận hành bình thường hay chưa. Bạn tuyệt đối không được để thiết bị còn đọng nước mà lại bật lên thì rất dễ gây cháy nổ.

Trên đây là bước vệ sinh máy lạnh chi tiết, đúng cách đơn giản nhanh chóng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc vệ sinh máy lạnh tại nhà và không cần gọi thợ.

Bài viết liên quan

    Zalo