Cách lắp bóng đèn ốp trần hiệu quả để không bị hỏng hóc
Bóng đèn âm trần hay đèn led âm trần không chỉ là thiết bị chiếu sáng mà còn là đèn trang trí trong các không gian như nhà hàng, quán cà phê, khách sạn hoặc chính căn nhà của bạn. Tuy nhiên, nếu như không có kinh nghiệm thì bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi lắp bóng đèn ốp trần ngay tại nhà, gây hỏng thiết bị. Cùng Điện máy Htech hướng dẫn cách lắp bóng đèn ốp trần để không bị hỏng hóc, góp phần giúp bạn nâng cao tay nghề của mình nhé!
1. Bóng đèn âm trần là gì?
Trước khi lắp đặt, bạn cần hiểu khái niệm của bóng đèn âm trần là gì để nắm được thông tin và cấu tạo của bóng đèn. Từ đó dễ dàng tiến hành lắp hơn. Vậy bóng đèn âm trần là gì?
Bóng đèn âm trần hay còn được gọi là bóng đèn Downlight. Đây có thể coi là loại đèn led được lắp đặt vào bên trong trần nhà, cụ thể dưới lớp thạch cao hay gỗ hoặc xốp. Điều này giải thích tại sao nó được gọi là "bóng đèn âm trần" tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, bóng đèn âm trần mang lại thẩm mỹ cao,, chiếm ít diện tích không gian, góp phần duy trì không gian thoáng đãng. Với cấu trúc lắp đặt bên trong trần nhà, bóng đèn ốp trần không chỉ mang tính thẩm mỹ cao mà còn có khả năng chiếu sáng tốt. Các chip LED đặc biệt được sử dụng trong bóng đèn này mang lại ánh sáng ôn hòa.
Đặc biệt hơn là bóng đèn âm trần tối ưu hóa không gian sử dụng. Bằng cách lắp đặt chìm vào trần nhà, bóng đèn ốp trần không gây cản trở cho không gian và tạo ra một môi trường thoáng đãng. Đồng thời, độ chiếu sáng tuyệt vời của đèn led âm trần giúp ánh sáng lan tỏa đều và mềm mại, đảm bảo không gian được chiếu sáng đồng đều.
Ngoài ra, bóng đèn âm trần cũng là sự lựa chọn thông minh cho việc trang trí không gian nội thất. Với nhiều kiểu dáng và kiểu mẫu đa dạng, bạn có thể tạo ra hiệu ứng ánh sáng đặc biệt và tạo điểm nhấn cho không gian. Bằng cách kết hợp các loại bóng đèn âm trần như đèn led âm trần philip, đèn led âm trần 12w, đèn led âm trần thạch cao, đèn led âm trần panasonic,... có thể tạo ra một không gian sang trọng và ấm áp.
bóng đèn led âm trần còn có tuổi thọ hoạt động từ 40.000 đến 50.000 giờ. Điều này mang lại cho người dùng sự tin tưởng về độ bền và đáng tin cậy của đèn. Ngoài ra, có nhiều dòng sản phẩm âm trần được thiết kế tinh tế với kiểu dáng và tính năng đa dạng, mang đến sự lựa chọn phong phú cho người dùng.
Đèn LED âm trần tạo ra một luồng ánh sáng tự nhiên mà không quá chói sáng, đồng thời bảo vệ mắt của bạn. Những tính năng như chống tia tử ngoại (UV) và không nhấp nháy đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mắt người.
Khi bạn tìm mua các dòng bóng đèn âm trần chính hãng, bạn không chỉ sở hữu một sản phẩm với tính thẩm mỹ cao, mà còn tiết kiệm điện năng một cách hiệu quả. Điều này đảm bảo rằng bạn có được sự kết hợp hoàn hảo giữa chất lượng ánh sáng và hiệu suất tiêu thụ điện.
Cấu tạo của bóng đèn âm trần như thế nào?
Thông thường, các loại bóng đèn âm trần đều có 4 bộ phận chính cấu thành:
Vỏ đèn: Lớp vỏ nhiều hình dáng khác nhau như bóng đèn tròn, bóng vuông,... giữ nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận bên trong như đèn led.
Chip Led: Bộ phận biến điện năng thành quang năng để đèn chiếu sáng, đồng thời là chức năng quan trọng nhất.
Bộ nguồn: Duy trì ổn định khi đèn hoạt động, được gắn kết trên cùng một khối đèn hay gọi với cái tên đèn downlight âm trần - đèn led âm trần nguồn liền. Ngoài ra bộ nguồn có thể tách rời riêng.
Bộ tản nhiệt: Giải thoát nhiệt năng hoạt động của bóng đèn âm trần ra bên ngoài, có tác dụng làm mát và duy trì tuổi thọ bền lâu hơn.
Ưu nhược điểm của bóng đèn âm trần
Bên cạnh ưu điểm nổi trộ thì bóng đèn âm trần cũng có những nhược điểm, cụ thể là:
Ưu điểm:
Thiết kế sáng tạo, thẩm mỹ cao và thu hút ánh nhìn
Đèn downlight âm trần có đa dạng màu sắc chiếu không gian
Khả năng chiếu sáng tốt, ngoài ra có thể làm đèn rọi âm trần
Bóng đèn âm trần tích hợp phản quang bảo vệ mắt không bị chói khi nhìn lâu
Không chứa chì và thủy ngân nên rất an toàn với môi trường
Thời gian chiếu sáng lâu khoảng 40 000 - 50 000 giờ hoạt động.
Nhược điểm:
Giá thành của bóng đèn âm trần ở Việt Nam cao hơn so với các loại đèn khác như đèn sưởi, đèn sợi đốt, đèn ngủ, quạt đèn,...
Chưa có nhiều thương hiệu uy tín để người dùng tin tưởng và lựa chọn
Nên sử dụng bóng đèn âm trần hay đèn ốp trần?
Dựa vào thương hiệu, giá cả, diện tích trần nhà lắp đặt mà bạn có thể đưa ra lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Chẳng hạn như với các trần thạch cao, trần gỗ thì lựa chọn bóng đèn led âm trần sẽ phù hợp nhất, ngoài ra đèn led ốp trần có thể lắp đặt mọi không gian. Ngược lại, nếu trần nhà bê tông thì đèn ốp trần sẽ là thiết bị chiếu sáng tuyệt vời, phù hợp với không gian phòng ngủ nhẹ nhàng.
Mỗi loại đèn có những đặc tính và ưu nhược điểm khác nhau nên tùy theo vào nhu cầu mục đích sử dụng cũng như không gian lắp đặt mà bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp.
Cách lắp bóng đèn ốp trần hiệu quả để không bị hỏng hóc
Trước khi lắp bóng đèn ốp trần, bạn nên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết để tiết kiệm thời gian lắp. Dụng cụ chuẩn bị bao gồm:
Bộ bóng đèn ốp trần
Vít, tua vít và kìm
Bộ bấm lỗ và ốc vít
Dụng cụ bảo vệ như kính mắt và găng tay
Bút thử điện, băng dính,...
Các bước lắp đặt bóng đèn ốp trần:
Bước 1: Đấu nối nguồn bóng đèn ốp trần và nguồn điện
Đầu tiên bạn sử dụng bút thử điện kiểm tra nguồn điện sau khi cắt. Tiếp theo đấu nối dây trực tiếp với nhau, sử dụng băng dính chặt mối nối để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Ngoài ra có thể dùng các mối nối để chắc chắn và an toàn hơn rất nhiều.
Bước 2: Sử dụng khoan để bắt lỗ vít cố định thanh thép với trần nhà
Bước 3: Nối bên đầu còn lại với bộ nguồn bóng đèn ốp trần
Bước 4: Lắp bộ nguồn vào bên trong bộ đèn, dùng ốc vít cố định lại vị trí thanh thép
Trong quá trình lắp đặt, cần đảm bảo đã tắt toàn bộ nguồn điện. Đồng thời xác định khoảng cách vị trí lắp bóng đèn ốp trần phải hợp lý, đảm bảo ánh nhìn thuận mắt. Ngoài ra thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bóng đèn ốp trần để đèn led duy trì hoạt động lâu hơn.