Điện máy HTech
Cửa hàngGiỏ hàng

Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời từ A tới Z trong 3 phút

Biên tập bởi maichau
2024-04-08T10:23:57
0

Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời hiệu quả: sạc trước khi sử dụng đèn năng lượng mặt trời, điều chỉnh góc nghiêng tấm pin hấp thụ,...

Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời từ A tới Z trong 3 phút

Ngoài việc lựa chọn sản phẩm đèn năng lượng mặt trời không những thuận mắt, còn phải đáp ứng các tiêu chí phù hợp với gia đình. Tuy nhiên, việc nắm được cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời sẽ góp phần bảo vệ đèn, đồng thời phát huy được tối đa công dụng và tuổi thọ của đèn năng lượng mặt trời. Trong bài viết này, Điện máy Htech sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời một cách dễ hiểu nhất nhé.

Cấu tạo đèn năng lượng mặt trời

Hệ thống đèn năng lượng mặt trời gồm 7 bộ phận chính:

Tấm pin năng lượng mặt trời

Tấm pin năng lượng mặt trời là một thành phần quan trọng trong các sản phẩm đèn năng lượng mặt trời. Nhiệm vụ là hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển đổi năng lượng quang thành năng lượng điện để cung cấp nguồn điện cho đèn.

Pin năng lượng mặt trời hấp thụ năng lượng để tích điện

Tấm pin năng lượng mặt trời có tuổi thọ kéo dài lên tới hàng chục năm. Ngoài ra có hai loại tấm pin chính được sử dụng trong đèn năng lượng mặt trời, đó là pin poly và pin môn. Pin môn thường được sử dụng trong các mẫu đèn đường năng lượng mặt trời cao cấp, bởi khả năng chuyển đổi năng lượng nhanh và độ bền cao.

Đặc biệt, tấm pin năng lượng mặt trời có kích thước nhỏ gọn và được tích hợp vào các sản phẩm đèn năng lượng mặt trời một cách tiện lợi. Giúp đảm bảo rằng đèn sẽ có nguồn năng lượng đủ để hoạt động trong suốt thời gian dài mà không cần sử dụng nguồn điện từ lưới điện truyền thống.

Pin sạc

Pin sạc trong đèn năng lượng mặt trời đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ và cung cấp năng lượng cho đèn. Pin sạc thường được đặt bên trong đèn năng lượng mặt trời, hoặc có thể được tách ra và kết nối với đèn qua dây dẫn.

Pin sạc cung cấp năng lượng cho đèn led năng lượng mặt trời hoạt động

thành phần chính của pin thường được làm từ Lithium cao cấp. Loại pin này có khả năng lưu trữ một lượng năng lượng lớn, chịu nhiệt tốt và có tuổi thọ cao. Nhờ vào pin sạc này, đèn năng lượng mặt trời sẽ nạp lượng lớn năng lượng từ tấm pin khi ánh sáng mặt trời có sẵn. Và sử dụng năng lượng đó để thắp sáng trong ban đêm.

Với pin sạc Lithium cao cấp, đèn năng lượng mặt trời có thể cung cấp ánh sáng liên tục và ổn định trong thời gian dài. Pin này cũng có khả năng chống lại tác động của nhiệt độ và tuổi thọ dài, giúp đảm bảo rằng đèn sẽ hoạt động hiệu quả và bền bỉ trong suốt quãng thời gian sử dụng.

Hệ thống đèn LED

Hệ thống đèn LED được bao bọc bởi một lớp vỏ nhựa ABS bên ngoài, giúp đèn chống lại các tác động vật lý từ môi trường xung quanh. Vỏ nhựa ABS cũng giúp hạn chế hiện tượng cháy nổ và đảm bảo đèn hoạt động ổn định ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Đèn LED sẽ chiếu sáng vào ban đêm

Mỗi chiếc đèn LED bao gồm nhiều thành phần khác nhau, bao gồm chip LED và bộ phận tản nhiệt. Chip LED là thành phần quan trọng tạo ra nguồn ánh sáng và bộ phận tản nhiệt giúp duy trì chất lượng ánh sáng và kéo dài tuổi thọ của đèn.

Số lượng bóng LED được trang bị trong mỗi chiếc đèn sẽ khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng của đèn đó, để phục vụ các mục đích chiếu sáng riêng biệt.

Bộ cảm biến ánh sáng

Bộ cảm biến ánh sáng bên trong đèn chịu trách nhiệm điều khiển quá trình bật tắt của đèn nhờ khả năng nhận biết ánh sáng từ môi trường, không cần tới sự can thiệp từ con người.

Bộ điều khiển sạc

Ngoài việc để đèn năng lượng mặt trời tự sạc ra thì bộ điều khiển có vai trò điều chỉnh nguồn năng lượng khi nguồn năng lượng đã đủ, tránh việc sạc thừa năng lượng nhiều quá mức dẫn tới cháy nổ.

Remote điều khiển từ xa

Cách sử dụng remote năng lượng mặt trời chủ yếu dùng để điều chỉnh thủ công theo mong muốn của người dùng. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động tối đa của thiết bị này trong khoảng 7-10m nên cần người dùng cần chú ý khoảng cách khi điều khiển, không nên đứng quá phạm vi này. Remote chủ yếu dùng để chỉnh bật/tắt, hẹn giờ hoạt động và cài đặt một vài chức năng hệ thống đèn.

Hệ thống dây cáp

Dây cáp được kết nối giữa tấm pin và đèn chặt chẽ hơn, đảm bảo quá trình truyền tải điện diễn ra theo quy trình và giảm nhiệt lượng hao hụt. Vậy nên dây cáp cần phải làm từ vật liệu chất lượng cao, có khả năng chống nước tốt và bền bỉ.

Nguyên lý hoạt động của đèn năng lượng mặt trời

đèn led năng lượng mặt trời sử dụng hoàn toàn 100% năng lượng từ mặt trời. Vào ban ngày, đèn cảm ứng năng lượng mặt trời tự động ngắt, đồng thời tấm pin hoạt động hấp thụ ánh sáng để chuyển hóa quang năng thành điện năng. Sau đó tích trữ vào pin dự trữ. Vào ban đêm, đèn sẽ hoạt động nhờ năng lượng mặt trời đã tích lại trước đó.

Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời

Đặt đèn năng lượng mặt trời cao cấp ở nơi có ánh sáng mặt trời

Trước khi sử dụng đèn năng lượng mặt trời, bạn cần lựa chọn vị trí để đèn led được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời giúp đèn hấp thụ năng lượng dễ dàng hơn.

Nên để đèn sạc năng lượng mặt trời ở những nơi thoáng không bị vật cản che khuất

Sạc pin

Không nên hoạt động hoặc test thử quá lâu khi đèn mới mua về. Thay vào đó, để đèn tại vị trí đã chọn và sạc trong thời gian khoảng 6 tiếng để đèn tích trữ nguồn điện. Vào buổi tối, bạn có thể sử dụng đèn, đồng thời tắt hẳn đèn vào sáng hôm sau để đèn tự sạc. Thực hiện theo chu trình trong vòng 3 ngày thì bạn có thể để chế độ Auto - tự hoạt động.

  • Điều chỉnh góc nghiêng của tấm pin

đèn năng lượng sân vườn, đèn trang trí năng lượng mặt trời,... đều có tấm pin được lắp đặt tại vị trí trên đỉnh. Ngoài ra tùy vào điều kiện thời tiết để điều chỉnh hướng đầu ra của tấm pin mặt trời.

Cần chú ý rằng nên lựa chọn không gian thoáng, không bị vật cản che phủ, không có nhiều cây cối,... để lắp hướng tấm pin.

Tránh ánh sáng đèn đường

Đèn năng lượng mặt trời thường được trang bị bộ cảm biến từ quang để tự động bật và tắt dựa trên mức độ ánh sáng trong môi trường xung quanh.

Đặt đèn năng lượng mặt trời tránh ánh sáng đèn đường

Vào ban đêm, khi mức ánh sáng bên ngoài thấp hơn ngưỡng giá trị được lưu trữ trong bộ nhớ của cảm biến, đèn năng lượng mặt trời sẽ được kích hoạt và bật nguồn để cung cấp ánh sáng cho khu vườn của bạn.

Tuy nhiên, nếu đặt đèn quá gần đèn đường hoặc các nguồn ánh sáng mạnh khác, cảm biến sẽ không nhận biết được mức độ ánh sáng thấp và do đó đèn năng lượng mặt trời sẽ không bật.

Làm sạch tấm pin

Nên chú ý cần làm sạch tấm pin một lần/tháng để tránh bụi bẩn và các loại rác bám phải. Ngoài ra, lau chùi ngay lập tức khi phát hiện có bụi bẩn trên bề mặt pin. Nếu tấm pin bị bẩn sẽ không thể giúp đèn sạc đầy và dễ rút ngắn tuổi thọ của đèn dây năng lượng mặt trời.

Bên cạnh đó, việc hoạt động trong thời gian dài khi bị bao phủ bởi lớp bụi có thể khiến đèn mau hỏng, hoạt động không hết công suất. Để duy trì hoạt động ổn định, hãy vệ sinh lau chùi thường xuyên bằng khăn khô và nước rửa chuyên dụng.

Thay thế pin sạc

Pin sạc là thiết bị được lắp đặt bên trong đèn cần được theo dõi và thay thế định kỳ để đảm bảo công suất hoạt động cho đèn năng lượng mặt trời.

Tùy vào điều kiện thời tiết khu vực mà bạn có thể thay pin 1 năm/lần cho thời tiết bình thường hoặc 2 năm/lần cho khu vực có mùa đông kéo dài hay thời tiết khắc nghiệt.

Hy vọng bài viết cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời từ A tới Z trong 3 phút đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

    Zalo