Điều hòa âm trần là gì? Giải pháp làm mát tối ưu cho không gian lớn
Điều hòa âm trần nên sử dụng trong hoàn cảnh nào để tối ưu công năng? Có nên mua điều hòa âm trần hay không? Cùng Điện máy HTech đi tìm câu trả lời ngay bây giờ.
Điều hòa âm trần là một thiết bị làm lạnh và sưởi ấm thường được sử dụng trong những trường hợp chuyên biệt. Vậy khi nào nên sử dụng điều hòa âm trần? Điện máy HTech sẽ chia sẻ tới bạn trong bài viết dưới đây.
1. Điều hòa âm trần là gì?
Điều hòa âm trần, hay còn được biết đến với cái tên điều hòa cassette. Thiết bị này được thiết kế để lắp đặt bên trong trần nhà hoặc bên trên cửa ra vào và điểm đặc biệt của điều hòa âm trần đó là nó chỉ có phần mặt trước ở bên ngoài với nhiệm vụ dẫn lưu không khí. Điều này cho phép nó có thể cung cấp không khí qua 4 hướng hoặc 360 độ xung quanh căn phòng.
Điều hòa âm trần có hai phiên bản chính, bao gồm: điều hòa âm trần hai chiều, hoặc các loại thiết bị âm trần làm lạnh một chiều.
Với phong cách thiết kế ẩn bên trong, điều này giúp cho điều hòa âm trần không cần phải xử lý độ dốc của máy như các loại điều hòa treo tường thông thường.
1.1. Cấu tạo của điều hòa âm trần
Cũng giống như các thiết bị điều hòa thông thường như: điều hòa Daikin, điều hòa Casper... điều hòa âm trần cũng có những bộ phận cơ bản sau đây:
Dàn lạnh
Dàn lạnh của điều hòa âm trần được cấu tạo vô cùng đơn giản, dựa trên hai bộ phận chính đó là: quạt ly tâm và ống đồng cánh nhôm. Dàn lạnh có chức năng trao đổi nhiệt lượng và được đặt ở bên trong căn phòng.
Dàn lạnh được thiết kế với ống thoát nước có độ dốc nhất định, giúp cho nước không bị đọng lại hoặc chảy ra sản trong quá trình vận hành.
Sự đơn giản trong thiết kế dàn lạnh: chỉ bao gồm quạt ly tâm và bảng điều khiển, nên mức độ tiêu thụ điện năng trong quá trình hoạt động của dàn lạnh chỉ giao động khoảng 5%.
Dàn nóng
Như các thiết bị khác, dàn nóng của điều hòa âm trần luôn được đặt bên ngoài, và có nhiệm vụ tỏa nhiệt bên trong căn phòng ra bên ngoài môi trường.
Được thiết kế chắc chắn để có thể hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết.
Cách thức trao đổi nhiệt được thực hiện qua ống đồng cánh nhôm, với hai bộ phận chính đó là máy nén và quạt.
Đây là bộ phận chiến đến 95% mức tiêu thụ điện năng.
Bên cạnh đó, một số bộ phận cũng như phụ kiện đi kèm bao gồm:
Ống dẫn khí gas: Có chức năng nối ống dịch lỏng với khí gas để kết nối dàn nóng và dàn lạnh.
Dây điện: Dùng để truyền tải, và tiếp nhận tín hiệu giữa các linh kiện điện tử trong máy.
Dây điện động lực: Nối trực tiếp với giàn nóng, là dây điện nguồn để cho máy hoạt động.
1.2. Nguyên lý hoạt động của điều hòa âm trần
Trong quá trình sử dụng điều hòa âm trần, bộ phận quạt ly tâm sẽ hoạt động với nhiệm vụ chính là trao đổi không khí trong phòng. Bộ phận này liên tục hấp thụ và không ngừng tỏa nhiệt lượng ra khắp căn phòng, đảm bảo cho không khí luôn được luân chuyển.
Tiếp đó, bộ phận cảm biến nhiệt độ sẽ hoạt động để cảm nhận nhiệt độ bên ngoài môi trường.
Khi bộ phận cảm biến cảm nhận được sự chênh lệch giữa nhiệt độ bên trong và nhiệt độ bên ngoài thì bảng điều khiển sẽ kích hoạt dàn nóng hoạt động nhằm đảm bảo nhu cầu người dùng. Quá trình hoạt động của dàn nóng sẽ hoạt động liên tục cho đến khi nhiệt lượng trong phòng phù hợp với nhiệt độ mà người dùng đã cài đặt trước đó.
Lúc này, khí gas từ thể lỏng sẽ chuyển hóa thành thể khí thông qua quá trình bay hơi, và dàn lạnh sẽ vận chuyển luồng khí lạnh này đi khắp căn phòng.
2. Đặc điểm của điều hòa âm trần
2.1. Ưu điểm
điều hòa 2 chiều có thể dễ dàng lắp đặt và vận hành.
Với nhiều phân khúc công suất khác nhau từ 12000BTU đến 48000BTU, giúp cho bạn có thể dễ dàng chọn lựa trong quá trình mua sắm. Bên cạnh đó, điều hòa âm trần cũng có thể kết hợp với nhiều loại không gian, đặc biệt là các không gian lớn như nơi làm việc, các phân xưởng sản xuất, phòng học.
Có khả năng làm lạnh nhanh, hiệu quả, vệ sinh đơn giản.
Lựa chọn điều hòa âm trần giúp cho quá trình bảo dưỡng điều hòa trở nên dễ dàng hơn.
Tối ưu hóa không gian sử dụng: vì là thiết bị được ẩn bên trong tường nên thiết bị này không tốn quá nhiều không gian sử dụng.
2.2. Nhược điểm
Mức giá của điều hòa âm trần thường cao hơn so với các dòng điều hòa treo tường. Chi phí để sở hữu một chiếc điều hòa âm trần thường giao động trong khoảng 15.000.000 VND đến 60.000.000 VND.
Chi phí để lắp đặt một chiếc điều hòa âm trần thường cao hơn 50% so với chi phí lắp đặt các loại điều hòa khác, vì thiết bị này có yêu cầu cao về nguồn nhân lực cũng như chất lượng của vật tư.
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng, để thiết bị của bạn luôn được hoạt động đúng với công suất và đạt hiệu quả cao, các bạn cần phải thường xuyên bảo trì máy lạnh, thay gas máy lạnh, để có thể tận hưởng cảm giác thoải mái nhất nhé.
3. Có nên mua điều hòa âm trần hay không?
Điều hòa âm trần sẽ phù hợp trong những trường hợp sau:
Bạn là chủ doanh nghiệp: Các doanh nghiệp thường lựa chọn một không gian rộng để có thể hoạt động sản xuất, vì vậy điều hòa âm trần là một giải pháp hợp lý cho bạn. Với khả năng làm mát 360 xung quanh căn phòng, bên cạnh đó là tốc độ làm mát nhanh chóng, điều hòa âm trần hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn một không gian làm việc mát mẻ, đạt hiệu quả cao.
Người có tài chính tốt: Việc mua sắm và lắp đặt một thiết bị điều hòa âm trần khá cao. Vì vậy, hãy xác định thật kĩ nhu cầu của mình xem có thực sự phù hợp không nhé.
Những người ưa thích nét hiện đại: Điều hòa âm trần luôn là lựa chọn hàng đầu cho sự hiện đại. Được thiết kế ẩn vào bên trong, cùng với những đường nét tinh tế, thiết bị này hoàn toàn có thể làm nổi bật lên một không gian sang trọng, hiện đại.
Hiện nay, thị trường Việt Nam đang phân phối hai loại điều hòa, bao gồm: điều hòa hai chiều âm trần và điều hòa một chiều âm trần, giúp cho bạn có thể dễ dàng lựa chọn.
Không nên mua điều hòa âm trần khi:
Nguồn tài chính hạn hẹp.
Nhu cầu của bạn chỉ là làm mát một không gian nhỏ thì điều hòa âm trần cũng không phải là một lựa chọn hợp lý.
Vừa rồi, trong bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu về điều hòa âm trần cũng như các đặc điểm nổi bật của loại điều hòa này. Trong trường hợp, cần thêm thông tin tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Điện máy HTech để được hỗ trợ ngay hôm nay.