Điện máy HTech
Cửa hàngGiỏ hàng

Khám phá những bí quyết sử dụng nồi cơm điện đúng cách, bêng bỉ và tiết kiệm điện

Biên tập bởi hoangnam
2024-04-06T12:00:50
0

Nồi cơm điện là một trong những vật dụng không thể thiếu với mỗi gia đình từ thành thị tới nông thôn. Để sử dụng nồi cơm điện bền lâu, chất lượng cơm khi nấu ngon và mang lại nhiều bữa ăn ngon cho gia đình hãy tham khảo bài viết dưới đây của Điện máy Htech nhé!

Khám phá những bí quyết sử dụng nồi cơm điện đúng cách, bêng bỉ và tiết kiệm điện

Nồi cơm điện từ lâu đã trở thành thiết bị gia dụng không thể thiếu ở nhà bếp với mọi gia đình, giúp nẫu những bữa ăn ngon một cách nhanh chóng. Tuy nhiên vẫn có nhiều người khá bỡ ngỡ về cách sử dụng nồi cơm điện làm sao cho bền bỉ và tiết kiệm điện. Vậy hãy cùng Điện máy Htech tìm hiểu điều đó qua bài viết dưới đây nhé!


1. Những việc nên làm khi sử dụng nồi cơm điện

1.1 Lau khô xung quanh bên ngoài lòng nồi

Sau mỗi lần sử dụng, bạn nên dùng một khăn sạch hoặc giấy lau ẩm để lau sạch bề mặt bên ngoài của nồi. Điều này giúp ngăn ngừa sự tích tụ của bụi, dầu mỡ và bảo vệ bề mặt nồi khỏi bị ô nhiễm hoặc ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường xung quanh. Đặc biệt là vùng nơi các công tắc và bộ phận điều khiển nên được lau sạch để đảm bảo an toàn và hiệu suất khi sử dụng.

Lau khô xung quanh bên ngoài lòng nồi

Nếu không lau khô, có thể có nước đọng bên ngoài lòng nồi. Trong quá trình nấu cơm, nước này có thể bốc hơi và tạo thành vết ẩm, có thể gây ra vết nước hoặc vết ố trên bề mặt bên ngoài nồi.Việc giữ cho bề mặt bên ngoài của nồi luôn khô ráo giúp bảo vệ nồi cơm khỏi các vết ố, vết nước và sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh, giúp nồi cơm có tuổi thọ cao hơn.


1.2 Dùng cả 2 tay khi đặt lòng nồi vào nồi nấu

Bạn nên sử dụng cả 2 tay để đặt lòng nồi vào bên trong nồi. Bằng cách này, bạn có thể đảm bảo rằng quá trình đặt lòng nồi vào nồi nấu diễn ra một cách ổn định và chính xác, giúp tránh các tai nạn không mong muốn như rơi nồi hoặc làm hỏng bộ phận nồi nấu.

Dùng cả 2 tay khi đặt lòng nồi vào nồi nấu

Hơn nữa, việc sử dụng cả hai tay cũng giúp phân phối lực đều trên lòng nồi và tránh tạo ra áp lực không cần thiết lên bộ phận rơ le hoặc các bộ phận khác của nồi cơm. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ hỏng hóc và kéo dài tuổi thọ của nồi cơm.


1.3 Bảo quản tốt rơ le nhiệt của nồi

Bộ phận rơ le nhiệt giúp kiểm soát nhiệt độ bên trong nồi và quyết định thời điểm kết thúc quá trình nấu cơm. Nếu rơ le ngắt quá sớm, cơm có thể vẫn chưa chín đủ, gây ra tình trạng cơm sống. Trái lại, nếu rơ le ngắt quá trễ, cơm có thể bị khét hoặc khô. Vì vậy, việc bảo quản và bảo dưỡng bộ phận rơ le nhiệt là rất quan trọng.

Bảo quản tốt rơ le nhiệt của nồi


1.4 Thường xuyên vệ sinh nồi cơm điện

Việc thường xuyên vệ sinh nồi cơm điện sau mỗi lần sử dụng là rất quan trọng để đảm bảo vệ sinh an toàn và duy trì hiệu suất của thiết bị. Thực hiện vệ sinh nồi sau mỗi lần sử dụng sẽ giúp loại bỏ kịp thời các chất cặn bẩn, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và mùi khó chịu, đồng thời giúp nồi cơm điện của bạn hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ.

Thường xuyên vệ sinh nồi cơm điện


1.5 Đóng chặt nắp nồi khi nấu

Việc đóng chặt nắp nồi khi nấu là một quy trình quan trọng để đảm bảo cơm được nấu chín đều và an toàn. Khi nắp được đóng chặt, nhiệt độ và áp lực trong nồi cơm được giữ ổn định, giúp cơm nấu chín đều hơn và nhanh chóng hơn. Ngoài ra việc đóng chặt nắp trước khi nấu giúp ngăn chặn việc hơi nước và hơi nhiệt thoát ra ngoài một cách mạnh mẽ. Điều này giảm nguy cơ bị bỏng cho người sử dụng và các thành viên trong gia đình.

Đóng chặt nắp nồi khi nấu


1.6 Sử dụng chức năng phù hợp

Việc sử dụng chức năng phù hợp cũng là một phần quan trọng trong việc giúp sử dụng nồi cơm điện để nấu ăn một cách hiệu quả và đảm bảo thành phẩm ưng ý. Nhiều nồi cơm điện có các chức năng đặc biệt như nồi cơm điện cuckoo, nồi cơm điện panasonic, nồi cơm điện toshiba,... giúp tạo ra các món ăn đa dạng và ngon miệng.

Sử dụng chức năng phù hợp

Trước khi bắt đầu nấu, bạn nên xác định loại thực phẩm bạn muốn nấu, chẳng hạn như gạo trắng, gạo lứt, hoặc các loại ngũ cốc khác. Vì mỗi loại thực phẩm có thể yêu cầu thời gian và nhiệt độ nấu khác nhau. Chọn chức năng tương ứng với loại thực phẩm bạn muốn nấu để đảm bảo kết quả tốt nhất.


2. Những điều không nên làm khi sử dụng nồi cơm điện

2.1 Hạn chế vo gạo trong lòng nồi

Bạn không nên vo gạo trực tiếp trong lòng nồi vì quá trình này có thể làm trầy xước hoặc phá hủy lớp phủ chống dính bên trong nồi cơm. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến khả năng chống dính của nồi mà còn làm cho cơm dính vào lòng nồi, gây khó khăn trong quá trình vệ sinh sau này. Việc trầy xước hoặc phá hủy lớp phủ chống dính không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cơm mà còn giảm tuổi thọ của lòng nồi cơm điện.

Hạn chế vo gạo trong lòng nồi


2.2 Tránh nấu món ăn có tính axit hoặc kiềm

Việc tránh nấu các món ăn có tính axit hoặc kiềm trong nồi cơm điện là một biện pháp quan trọng để bảo quản lòng nồi và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Các chất axit hoặc kiềm có thể gây ăn mòn lớp phủ chống dính bên trong lòng nồi, làm giảm hiệu suất nấu cơm và gây hỏng hóc nồi cơm điện. Ngoài ra, tác động của các chất axit hoặc kiềm lên lòng nồi có thể tạo ra các hợp chất độc hại, gây nguy hiểm cho sức khỏe khi chúng thấm vào thức ăn và đi vào cơ thể.

Tránh nấu món ăn có tính axit hoặc kiềm


2.3 Nhấn nút Cook nhiều lần

Việc nhấn nút Cook nhiều lần không phải là một thói quen tốt khi sử dụng nồi cơm điện. Việc này có thể dẫn đến hỏng rơ le trong nồi cơm do chịu áp lực và nhiệt độ cao khi hoạt động. Điều này có thể dẫn đến việc cơm bị cháy hoặc bám vào đáy nồi, làm giảm chất lượng của cơm và gây khó khăn trong việc vệ sinh sau này. Ngoài ra việc nhấn nút Cook nhiều lần không chỉ không cần thiết mà còn tiêu tốn năng lượng mà không mang lại lợi ích nào.

Nhấn nút Cook nhiều lần


2.4 Nấu trên các loại bếp khác

Lòng nồi cơm được thiết kế để hoạt động trong môi trường cụ thể của nồi cơm điện, với điều kiện nhiệt độ và áp suất nhất định. Sử dụng lòng nồi trên các loại bếp khác như bếp hồng ngoại, bếp ga, hoặc bếp than có thể gây ra nhiệt độ hoặc áp suất quá cao, làm biến dạng hoặc hỏng hóc lòng nồi. Ngoài ra, nhiệt độ và áp suất không được điều chỉnh chính xác trên các loại bếp khác có thể ảnh hưởng đến lớp chống dính bên trong lòng nồi, làm giảm chất lượng của cơm khi nấu trong những lần sau. Việc sử dụng lòng nồi cơm trên các loại bếp khác còn có thể tạo ra nguy cơ nguy hiểm, như cháy nổ hoặc gây ra tai nạn do nồi trượt khỏi bếp.

Nấu trên các loại bếp khác


3. Cách vệ sinh nồi cơm điện sau sử dụng đúng cách

Bước 1: Lấy hết thức ăn ra khỏi nồi
Đầu tiên bạn sử dụng muỗng hoặc đũa để lấy hết thức ăn ra khỏi nồi cơm. Sau đó đặt nồi cơm vào chậu hoặc bồn nước, và ngâm nồi trong nước trong khoảng 5 phút. Việc này giúp làm mềm các cặn cơm bám dính dưới đáy nồi, giúp quá trình vệ sinh dễ dàng hơn.

Bước 2: Dùng miếng bọt biển làm sạch lòng nồi
Tiếp theo bạn sử dụng một miếng bọt biển hoặc khăn mềm để lau sạch lòng nồi cơm. Bạn nên tránh sử dụng miếng cọ thép có thể làm hỏng lớp phủ bên trong nồi cơm. Nếu sau khi đã rửa xong mà vẫn còn có mùi, bạn có thể cho nước sôi nóng vào nồi khoảng 30 phút rồi đổ đi và lau lại bằng khăn khô.

Cách vệ sinh nồi cơm điện sau sử dụng đúng cách

Bước 3: Vệ sinh thân ngoài và rơ le nhiệt
Cuối cùng bạn dùng một khăn mềm để lau sạch bề mặt bên ngoài của nồi cơm điện, loại bỏ bụi bẩn và dầu mỡ. Nếu phần mâm phát nhiệt bị dính cặn cơm hoặc bẩn, bạn có thể sử dụng giấy nhám mịn để cọ nhẹ và loại bỏ chúng rồi lau sạch bằng khăn khô.

Lưu ý: Bạn nên tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh hoặc miếng cọ cứng, có thể làm hỏng bề mặt nồi cơm. Luôn lau sạch và làm khô hoàn toàn nồi cơm trước khi lưu trữ để tránh sự phát triển của vi khuẩn và mùi không mong muốn.


4. Những điều cần lưu ý khi sử dụng nồi cơm điện

- Không tự ý tháo lắp và thay đổi linh kiện: Để tránh ảnh hưởng đến chất lượng cơm và độ an toàn của sản phẩm, hãy tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất và không tự ý tháo lắp hoặc thay đổi linh kiện của nồi cơm.
- Không vệ sinh lòng nồi bằng các vật cứng: Tránh sử dụng đồ rửa chén bát làm từ các vật liệu cứng như thép, kim loại để vệ sinh lòng nồi, để không làm trầy hoặc làm hỏng lớp chống dính bên trong.
- Không đặt nồi trên sàn ướt: Đặt nồi cơm điện trên bề mặt sàn khô ráo và không ướt để giảm nguy cơ chập điện và các vấn đề khác liên quan đến điện.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng nồi cơm điện

- Không đặt nồi cơm điện gần nguồn nhiệt: Tránh đặt nồi cơm gần bếp ga hoặc bếp điện khác để tránh nguy cơ cháy hoặc hỏng hóc do nhiệt độ quá cao.
- Sử dụng điện áp theo khuyến nghị của nhà sản xuất: Tuân thủ hướng dẫn về điện áp sử dụng và sử dụng ổ điện riêng cho nồi cơm điện để đảm bảo an toàn.
- Không rửa thân nồi trực tiếp bằng nước: Tránh rửa phần thân nồi trực tiếp bằng nước để không làm hỏng các bộ phận như rơ le và mâm nhiệt, và để tránh nguy cơ cho người sử dụng.


5. Cách chọn nồi cơm điện sử dụng bền lâu

5.1 Kiểu dáng và chất liệu

Khi chọn nồi cơm điện sử dụng bền lâu, một trong những yếu tố quan trọng là kiểu dáng và chất liệu của nồi. Nồi cơm điện ngày càng trở nên đa dạng kiểu dáng từ các thương hiệu khác nhau như: nồi cơm điện sharp, nồi cơm điện tiger,... nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý tới chất liệu của lòng nồi, với chất liệu nồi bền, chắc, dẫn nhiệt tốt và có lớp phủ chống dính không bị trầy xước, bong tróc sẽ giúp việc nấu cơm sẽ chín đều.

Kiểu dáng và chất liệu


5.2 Dung tích và công suất

Việc lựa chọn thep dung tích và công suất nồi sẽ phục thuộc vào số lượng thành viên trong gia đình bạn.
- Với gia đình dưới 2 người: phù hợp với nồi dưới 1 lít, có công suất từ 300 - 400W.
- Với gia đình có 2 - 4 người: phù hợp với nồi từ 1 - 1.5 lít, có công suất 400 - 1200W.
- Với gia đình có 4 - 6 người: phù hợp với nồi từ 1.6 - 2 lít, có công suất dao động từ 400 - 1200W.
- Với gia đình có 6 người trở lên: phù hợp với nồi trên 2 lít, có công suất từ 650 - 1200W.

Dung tích nồi 1.5 lít phù hợp gia đình 2 - 4 người


5.3 Công nghệ nấu cơm

Với các loại công nghệ nấu cơm khác nhau cũng ảnh hưởng đến thời gian nấu cơm và chất lượng hạt cơm

- Công nghệ nấu 1D: Trong công nghệ nấu 1D, một mâm phát nhiệt có công suất cao được sử dụng để tạo ra nhiệt độ cao và nhanh chóng đun sôi nước và nấu chín cơm. Mâm phát nhiệt này thường được đặt ở dưới đáy nồi để truyền nhiệt đều và hiệu quả lên toàn bộ nồi. Đây là một trong những công nghệ cơ bản nhưng hiệu quả được sử dụng trong nồi cơm điện, đặc biệt là cho các nồi cơm điện gia đình thông thường.

- Công nghệ nấu 2D: Tương tự như trong công nghệ nấu 1D, mâm phát nhiệt trong công nghệ nấu 2D cung cấp nhiệt độ cần thiết để đun sôi nước và nấu cơm. Những bên cạnh mâm phát nhiệt, công nghệ nấu 2D sử dụng một bộ phận điện trở nhiệt phụ, thường được đặt ở bên dưới thành nồi hoặc xung quanh thành nồi. Bộ phận này giúp truyền nhiệt đều và hiệu quả lên toàn bộ nồi, từ đáy đến thành nồi, giúp cơm chín đều và ngon hơn.

- Công nghệ nấu 3D: Công nghệ nấu 3D là một công nghệ tiên tiến trong việc nấu cơm trong nồi cơm điện. Công nghệ này sử dụng một mâm phát nhiệt và hai bộ phận điện trở nhiệt phụ, giúp nhiệt được tỏa đều từ nhiều phía, làm cho hạt cơm nở chín ngon hơn. Tuy nhiên, việc này thường đòi hỏi nhiều thời gian hơn để nấu chín cơm.

Công nghệ nấu cơm đa dạng

- Công nghệ cao tần: Công nghệ cao tần là một công nghệ tiên tiến và hiện đại trong việc nấu cơm trong nồi cơm điện. Công nghệ này sử dụng cảm ứng từ để làm nóng nồi trực tiếp, giúp cơm chín đều, tơi xốp và giữ ấm hiệu quả, thường thấy ở nồi cơm điện cao tần nhưng lại có giá thành cao.


5.4 Các tiện ích đi kèm

Ngày nay, ngoài chức năng chính là nấu cơm, nồi cơm điện còn được các nhà sản xuất trang bị thêm nhiều chức năng khác như: nấu cháo, làm bánh, hầm ninh,… Cùng với các tiện ích khác như hẹn giờ, nấu tự động và chế độ giữ ấm. Tùy theo nhu cầu của gia đình mà bạn chọn nồi cơm điện có các tiện ích đi kèm cho phù hợp.


Hy vọng với những thông tin trên của Điện máy Htech phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng nồi cơm điện đúng cách. Giúp nồi cơm hoạt động tốt, bền bỉ và luôn đem lại những bữa ăn ngon và phong phú cho gia đình

Bài viết liên quan

    Zalo