Cách làm món trứng vịt lộn hầm ngải cứu 0 đắng dưỡng thần "đại bổ"

Cách làm món trứng vịt lộn hầm ngải cứu có dễ không? Nếu bạn từng ngán ngẩm mùi ngải cứu, hãy nán lại vài phút. Chúng tôi cũng từng “chạy dài” khi thấy món này, cho đến ngày được mẹ chồng nấu cho ăn. Trứng ngọt béo, ngải cứu không đắng mà lại thơm lạ. Từ đó Điện máy Htech quyết tâm nấu sao cho món ăn vừa dễ ăn, vừa giữ được vị thuốc. Cách làm trứng vịt lộn ngải cứu không bị đắng dưới đây chính là bí quyết khiến cả nhà ai cũng mê.
1. Tác dụng của trứng vịt lộn hầm ngải cứu đối với sức khỏe
Trước khi tìm hiểu cách làm món trứng vịt lộn hầm ngải cứu, hãy cùng điểm qua những tác dụng tuyệt vời của món ăn này đối với sức khỏe. Sự kết hợp của trứng vịt lộn và ngải cứu tạo nên một "bài thuốc" tự nhiên vô cùng hiệu quả.

Trứng vịt lộn rất giàu protein, canxi, phốt pho và nhiều vitamin, khoáng chất khác, giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực. Theo ghi chép của y học cổ truyền, ngải cứu được mệnh danh là “vua thảo mộc” có vị đắng nhẹ, tính ấm, có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.
Khi hầm cùng trứng vịt lộn, ngải cứu giúp làm dịu vị tanh của trứng và tăng cường công dụng bồi bổ. Cách làm trứng lộn ngải cứu đặc biệt tốt cho những người suy nhược cơ thể, người mới ốm dậy, người lao động trí óc căng thẳng hoặc những người cần bồi bổ sau sinh.
2. Mẹo chọn trứng vịt lộn không già, tươi mới
Một sai lầm phổ biến khi thực hiện cách làm món trứng vịt lộn hầm ngải cứu là chọn trứng đã để lâu, trứng bị lên men hoặc quá già khiến món ăn kém ngon.
Hãy chọn những quả trứng vịt lộn có vỏ màu trắng hồng, không bị nứt vỡ. Dùng tay lắc nhẹ quả trứng, nếu cảm thấy trứng đặc, không có tiếng động lớn bên trong thì đó là trứng non. Ngược lại, nếu lắc nghe tiếng chất lỏng di chuyển mạnh thì trứng đã già. Bạn cũng có thể soi đèn pin qua vỏ trứng, nếu thấy phôi thai nhỏ, lòng trắng và lòng đỏ rõ ràng thì trứng còn non.

3. Nguyên liệu và cách sơ chế để làm món trứng vịt lộn hầm ngải cứu
Cách làm món trứng vịt lộn hầm ngải cứu 0 đắng được thơm ngon và đúng vị, việc chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và sơ chế đúng cách là điều cần thiết.
Trứng vịt lộn: 5-7 quả
Ngải cứu tươi: 1 mớ
Hành tím: 1 củ
Gừng tươi: 1 nhánh nhỏ
Nước lọc: Lượng đủ để luộc trứng và hầm
Gia vị: Muối, hạt nêm, tiêu xay
Nồi đất nấu bếp từ hoặc nồi hầm có thể sử dụng nồi cơm điện nếu thích: Để hầm trứng và ngải cứu
Chén nhỏ: Để ăn kèm

Cách sơ chế nguyên liệu:
Cách làm trứng lộn ngải cứu cần rửa sạch trứng Ngải cứu nhặt bỏ cọng già, lá úa, rửa sạch nhiều lần với nước, có thể ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút để loại bỏ bụi bẩn. Hành tím bóc vỏ, thái lát mỏng hoặc băm nhỏ. Gừng tươi cạo vỏ, thái lát mỏng hoặc sợi.
4. Cách làm món trứng vịt lộn hầm ngải cứu KHÔNG đắng
Đây chính là phần quan trọng nhất, nơi bạn sẽ biến những nguyên liệu đã sơ chế thành món trứng vịt lộn hầm ngải cứu 0 đắng "đại bổ". Cách làm món trứng vịt lộn hầm ngải cứu sẽ được hướng dẫn chi tiết theo từng bước để bạn dễ dàng thực hiện.
4.1. Luộc trứng vịt lộn bao nhiêu phút
Luộc trứng vịt lộn bao nhiêu phút là điều nhiều người dùng quan tâm. Luộc trứng đúng thời gian giúp trứng chín tới, dễ bóc vỏ và không bị quá già. Hãy để trứng ngoài nhiệt độ phỏng trước khi luộc khoảng 30 phút nếu không có thời gian bạn có thể luộc luôn trứng nhưng cộng thêm khoảng 10-15 phút khi luộc trứng thông thường.
Cho trứng vịt lộn vào nồi, đổ nước lạnh ngập trứng. Thêm một chút muối. Đặt nồi lên bếp hồng ngoại hoặc bếp điện từ đơn, đun sôi. Khi nước sôi, hạ nhỏ lửa và luộc trứng khoảng 15-20 phút. Vớt trứng ra, ngâm vào nước lạnh khoảng vài phút cho dễ bóc vỏ. Bóc sạch vỏ trứng. Cách làm món trứng vịt lộn hầm ngải cứu cần luộc trứng vừa chín.

4.2. Hầm trứng vịt lộn với ngải cứu
Hầm trứng vịt lộn với ngải cứu đúng cách là bí quyết để ngải cứu không bị đắng và hương vị các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
Xếp ngải cứu đã sơ chế vào đáy nồi đất hoặc nồi hầm. Đặt trứng vịt lộn đã bóc vỏ lên trên lớp ngải cứu. Thêm hành tím thái lát và gừng thái lát (hoặc sợi). Đổ nước lọc vào nồi sao cho ngập trứng. Nêm nếm gia vị (muối, hạt nêm) vừa ăn. Đặt nồi lên bếp điện từ đôi hoặc bếp ga electrolux, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa, hầm khoảng 20-30 phút cho ngải cứu mềm và các gia vị ngấm đều.

Cách làm món trứng vịt lộn hầm ngải cứu cần hầm lửa nhỏ. Để ngải cứu không bị đắng, bạn có thể cho ngải cứu vào hầm sau khi trứng đã hầm được một nửa thời gian. Ngoài ra, đặc điểm của ngải cứu là càng hầm nhừ càng bớt vị đắng. Sau khi nồi hầm hải cứu sôi lại bạn hầm thêm khoảng 30 - 40 phút để món ăn đậm vị và nước dùng ngọt hơn.
4.3. Hoàn thành và thưởng thức trứng vịt lộn hầm ngải cứu nóng
Sau khi hầm đủ thời gian, món trứng vịt lộn hầm ngải cứu đã sẵn sàng để thưởng thức. Đây là thành quả của cách làm món trứng vịt lộn hầm ngải cứu.
Múc trứng vịt lộn và ngải cứu ra chén. Rưới phần nước hầm lên trên. Rắc thêm một chút tiêu xay. Thưởng thức món trứng vịt lộn hầm ngải cứu nóng hổi. Vị ngọt của trứng vịt lộn hòa quyện với vị thơm nhẹ của ngải cứu, nước hầm đậm đà, không hề bị đắng.

5. Lưu ý khi ăn món trứng vịt lộn "đại bổ"
Trứng vịt lộn là món ăn "đại bổ", tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều sau khi ăn để tốt nhất cho sức khỏe:
- - Không nên ăn quá nhiều: Ăn trứng vịt lộn với lượng vừa phải, không nên ăn quá 2 quả/ngày và không ăn quá thường xuyên (chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần).
- Kết hợp với rau răm và gừng: Rau răm và gừng có tính ấm, giúp cân bằng tính hàn của trứng vịt lộn và hỗ trợ tiêu hóa.
- Tránh ăn vào buổi tối: Ăn trứng vịt lộn vào buổi tối có thể gây khó tiêu.
- Người có bệnh nền nên cẩn trọng: Người bị cao huyết áp, bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu... nên hạn chế ăn trứng vịt lộn. - - Trẻ em dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn để tránh ảnh hưởng tiêu hóa.

Cách làm món trứng vịt lộn hầm ngải cứu tuy nghe có vẻ “kén người ăn”, nhưng nếu bạn thử đúng cách, món này lại là “món tủ” cho cả gia đình. Vừa ngon vừa bổ, lại dễ thực hiện. Đừng ngần ngại thử ngay hôm nay để cảm nhận sự khác biệt. Nếu bạn thấy ngon, đừng quên chia sẻ công thức cho bạn bè nhé!